[Zhihu] Câu chuyện nào khiến bạn cảm động nhất? (2)

8.
Gần nhà tôi có một gia đình rất tội nghiệp. Người chồng bị cụt một bên chân, vợ là người câm, chân cũng có tật nên đi lại có chút trở ngại, người mẹ già đã ngoài 70 tuổi, lưng còn có khối u bướu, còn lại là cô con gái bị câm giống mẹ… Hàng ngày, người chồng từ rất sớm đã đi vá giày ở chợ, người câm nếu không chọn dụng cụ vá giày đưa lên sạp thì cũng đi xung quanh nhặt ve chai. Còn bà cụ cũng đi nhặt khi cơ thể còn có thể đi được. Con gái họ thì đang theo học ở một trường tiểu học gần đó. Cuộc sống vẫn có thể miễn cưỡng trôi qua, hơn nữa xung quanh có những người hàng xóm tốt bụng giúp đỡ. Người vợ câm đi nhặt rác mỗi ngày đều bị bọn trẻ con trong xóm bắt nạt, đứa con gái nhỏ thường cắn ngón tay, thái độ vô cùng cẩn trọng, họ chỉ có thể ăn ở nơi nào đó không ai biết.

Năm 2008, người chồng từ bỏ cõi đời vì bệnh tật, anh ấy ra đi lại 3 người phụ nữ đáng thương. Người mẹ câm càng ngày càng vất vả hơn vì suốt cả ngày phải thu gom phế liệu. Lưng của người mẹ già thì ngày càng cong vẹo. Còn cô con gái, cô bé vẫn được cắp sách đến trường. Người mẹ không thể nói được, chỉ có thể phát ra một vài âm thanh mờ nhạt mà thôi, ấn tượng của mọi người về cô ấy chính là, một thân thấp bé gầy gò lại mang chồng chất gánh nặng trên vai, sáng ra ngoài nhặt ve chai bị bọn trẻ ném đá vào người, cô lại không dám phản kháng, lựa chọn lặng lẽ quay lưng bước tiếp với tư thế đi vô cùng khó coi…

Có một ông già ở gần nhà họ, nghỉ hưu cũng khá lâu rồi, trước đây ông từng là lãnh đạo thành phố. Sau khi về hưu, mỗi ngày ông đều dạy con cháu viết chữ, xem sách, viết sổ tay, đưa cháu đi mua đồ ăn, làm vài món ăn thôn quê, còn dắt theo cháu nội vào xóm. Ông ấy cũng biết chuyện của người mẹ câm, nhưng ông ít khi giúp đỡ, chỉ thỉnh thoảng kêu người câm ấy tới lấy đồ phế liệu của gia đình. Sau đó, ông lại có thêm một thói quen trong cuộc sống của mình. Mỗi cuối tuần cùng cháu nội đi mua rau, ông sẽ mua thêm một phần, cá thêm một con, thịt năm hoa hai cân, hai mớ rau bọc trong cái túi lớn. Sau đó ông đưa cháu nội đứng lề đường chờ người câm tới, buổi sáng không thấy sẽ đợi đến chiều chỉ để đưa món ăn cho cô ấy. Người câm nhất quyết không chịu nhận, nhưng ông lão nói với cô, cứ 9 giờ sáng ngày Chủ nhật đến dưới nhà ông chờ, không thì ở đây đợi đến khi ông đến. Cứ như vậy, chuyện này đã kéo dài từ năm 2008 đến nay. Cháu của ông lão cũng dần lớn lên, chuyện này không ảnh hưởng nhiều, nhưng có lẽ là thói quen, biết ngày chủ nhật nào cũng phải đi mua đồ ăn cùng ông nội. Người câm sẽ đến mỗi tuần, mang đồ ăn và đồ phế liệu về. Những ngày lễ tết, người già thích mua cá mực khô ở quê, cả 4 người con đều được chia đôi, nhưng sau đó lại có thêm một phần là 5 phần.

Sức khỏe ông lão ngày càng suy yếu, cuối cùng cũng ra đi mãi mãi vào dịp Tết Nguyên đán năm 2012. Đó là nỗi đau lớn nhất của gia đình. Ở giữa linh cữu là di ảnh của ông, bốn chữ lớn trên đỉnh của bức ảnh: “âm thanh ở đó”. Ngày đưa tang là chủ nhật. Người phụ nữ câm đến nhà ông vào đúng ngày chủ nhật như mọi khi, cô đến gần thấy di ảnh của ông, cô lập tức quỳ xuống. Cô ấy quỳ gối lết từng chút một, người thân và bạn bè nội ngoại nhìn chằm chằm cô, rốt cuộc cũng không hiểu cô ấy đang làm gì. Cô quỳ lết quanh quan tài kêu gào, móng tay bám chặt sàn nhà cố di chuyển về phía trước từng chút từng chút một. Không ai có thể hiểu được tiếng than khóc của cô, và cũng không ai biết được câu chuyện của ông với cô ấy. Cô quỳ trước linh cữu, quỳ rất lâu rất lâu. Cô khóc dữ dội, khóc đến xé ruột xé gan, khóc thương tâm hơn cả những người trong gia đình khóc, cô quỳ trên sàn liên tục đánh thật mạnh vào người mình, thể hiện cảm xúc của mình theo cách thể hiện đặc biệt riêng cô, cứ tiếp tục như vậy cho đến tận khi quan tài bị khiêng lên xe, chỉ còn lại cô ấy quỳ bên đường cho đến khi chiếc xe cuối cùng của đoàn đưa tang không còn nhìn thấy dấu vết khói bụi. Tất cả những điều này đứa cháu của ông đều thu vào mắt, cậu biết vì sao người câm lại khóc. Tất cả những điều này đến thời điểm này khiến cậu hiểu rất nhiều và chắc chắn đây là câu chuyện ám ảnh suốt đời cậu. Ông lão ấy, là ông của tôi…

9.
Năm 2004, tôi 13 tuổi. Có một hôm đi học về, thấy một chàng trai khoảng 20 tuổi đang ngồi ngoài sân, trên tay cầm cái bát đang cho những con chó ăn cơm. Tôi hỏi mẹ anh ấy là ai, mẹ bảo, là người ngoại quốc. Anh ấy đến Trung Quốc chơi thì bị trộm mất ví. Lúc đó điện thoại còn chưa phổ biến nên tất nhiên anh không liên lạc được với gia đình. Sự thật là anh đã đi bộ đến đây cả một ngày trời. Sau khi chúng tôi cùng anh chàng ngoại quốc ăn xong, chúng tôi cùng nhau đi xe buýt đưa anh ấy ra nhà ga, mua vé tàu, mẹ tôi còn cho chàng trai đó 50 tệ sau đó dặn dò anh ở trên xe lửa nhớ cẩn thận, đừng để bị mất tiền nữa. Lúc đưa tay ra nhận tiền, anh ấy đã khóc. Anh xin số điện thoại của nhà tôi và nói chắc chắn sau này sẽ quay lại trả nợ. Nhưng thời điểm đó, nhà tôi vẫn còn nghèo, lấy đâu ra điện thoại. Mẹ tôi vội xua tay liên tục nói “không sao”, sau đó đưa tôi ngồi xe buýt trở về. Lúc ngồi trên xe, tôi hỏi mẹ vì sao anh kia lại khóc, mẹ tôi chỉ cười nói “Lúc nào con lớn con sẽ hiểu”

Năm 2006, tôi 15 tuổi. Mảnh đất trong nhà bị nhà nước thu hồi, mẹ tôi không bao giờ phải ra ngoài mua rau từ sớm để vào làm việc ở nhà máy gần đó nữa. Một hôm, mẹ về xúc động nói với tôi rằng “Con nhất định phải cố gắng học thật giỏi nhé. Hôm nay trong xưởng có mấy đứa nhỏ vì nhà không có tiền cho đi học, mới 17 tuổi đã vào xưởng làm công nhân rồi, tội nghiệp lắm”. Ít ngày sau đó, mẹ đưa về nhà 4 anh trai, mặc quần áo sờn rách, cũ kỹ đầy bụi bẩn. Nếu mẹ không nói trước với tôi rằng họ 17 tuổi, chắc chắn tôi sẽ lầm tưởng rằng họ đã hơn 30. Mẹ tôi làm rất nhiều món ăn, sau đó bắt tôi ra ngoài mua bia. Mặc dù điều kiện trong nhà đã khá hơn một chút, nhưng với những bà mẹ tiết kiệm như mẹ tôi thì đây cũng là điều hiếm thấy. Trong bữa ăn, mấy anh đó rất dè dặt, cúi đầu thật thấp không dám nói chuyện. Mẹ tôi gắp đồ ăn cho từng người, nhiệt tình nói họ phải ăn nhiều lên. Trong lúc mấy anh ngửa mặt lên uống bia, tôi mới phát hiện ra các anh đang khóc… Lúc ấy tôi 15 tuổi, tôi cuối cùng đã biết tại sao họ khóc.

Năm 2014, tôi 22 tuổi. Tôi đang học đại học năm 3 trên nước Mỹ. Trong một lần lái xe chờ đèn giao thông, một bà mẹ da trắng ngoài 40 tuổi, tay cầm tấm biển gõ vào cửa kính xe. Khi cô ấy bước ra trước đầu xe tôi vẫn không có ai để ý đến cô ấy. Tôi nhìn tấm biển trong tay cô, hình như trên đó viết con trai của cô bị bệnh gì đó, mong những tấm lòng hảo tâm giúp đỡ. Tôi mở cửa sổ xe, cô cũng rất biết ý đưa vali để tiền ra, không ngừng nói cảm ơn. Tôi thấy trong đó toàn những đồng xu. Tôi lấy ra 50 đô để vào, cô chần chừ sau đó cũng nói lời cảm ơn. Rồi cô hỏi tôi tại sao tôi lại cho nhiều như vậy. Tôi nói “Cô làm cháu nhớ đến mẹ, cháu không được gặp mẹ suốt 3 năm nay rồi.” Khi tôi đạp ga rời khỏi, qua kính chiếu hậu, tôi thấy cô ấy khóc. Thế giới này nơi nào mà không có bóng tối, nhưng có tối tăm thì nhất định cũng có ánh sáng. Mọi người đều nhắc đến “Người tốt sẽ được nhận quả tốt”, tôi sẽ nói thêm vài câu nữa vậy. Mẹ tôi đã giúp đỡ rất nhiều người xa lạ, nhưng đa số đều là những chàng trai trẻ. Tôi đã từng hỏi mẹ tại sao. Mẹ bảo: “Mỗi lần nhìn thấy họ mẹ lại nhớ đến con.”

Trong tương lai, khi tôi bước ra khỏi nhà hoà mình vào cuộc sống tấp nập ngoài kia, nếu gặp khó khăn gì hy vọng cũng có những người tốt bụng giúp đỡ. Sau đó tôi ra nước ngoài một mình, thảm hại chính là không bạn bè, không người thân.

Mẹ nói: “Mỗi lần đi ra đường thấy người kéo vali là muốn đến giúp, lại nhớ đến con, nước mắt không thể ngừng lại.”

Tôi ở đây đưa mắt vô tình, gặp rất nhiều khó khăn và thất bại, nhưng lần nào cũng có người lạ ra giúp tôi. Mỗi lần như vậy, tôi đều cảm ơn mẹ. Mẹ là người có tư tưởng, mỗi lần giúp đỡ người khác thực ra là để dành đức cho con cái mình dành dụm “lòng tốt” của người khác.

10.
Năm 1998, 4 tuổi bị lạc ở Thượng Hải, giữa ngã tư đèn không biết nên đi đâu, đứng giữa đường khóc thật lớn. Có một ông lão tới ôm tôi đi khắp nơi hỏi han xung quanh, cuối cùng đưa tôi vào chỗ tìm trẻ lạc. Tôi ngồi trong lòng họ kể chuyện cho họ nghe, họ mời tôi uống nước, sau đó tôi còn ca hát cho họ vui.

Năm 2006, ở trong khi có một đoàn xiếc tới để bán cái gọi là dầu vạn năng, có một nhóm trẻ con đang biểu diễn. Một cậu bé khuyết tật, không có ngón tay, dây thép biểu diễn vòng quanh cổ cậu, cảm tưởng một đầu sẽ kéo chết cậu ấy vậy. Còn có một bé gái trông nhỏ hơn tôi 2 tuổi. Cô ấy có cơ thể dẻo dai, thoải mái chui vào ống nước nhỏ, thân hình như gấp lại. Tôi thấy mê lắm, chạy vào hậu trường muốn làm bạn với cô ấy, cô ấy nói nguyện vọng của cô ấy là đọc viết được chữ. Lúc đó tôi còn oán trách tại sao cô ấy không đi học. Tôi chạy qua chạy lại 3 cây số về nhà tìm cho em 2 cuốn sách mới cùng một cuốn giấy nháp sạch nhất kèm theo bút, thậm chí tôi còn để lại số điện thoại và lưu tên tôi là “người chăm sóc” vào máy cô bé. Chúng tôi sau đó thường xuyên liên lạc. Sau hai tháng lén lút dùng điện thoại bố gọi cho em, một hôm là một người đàn ông bắt máy, từng câu nói của người ấy khiến tôi ngỡ ngàng khi nghe về “cô bé của quá khứ”. Khi ấy, cô ấy nhiều khi cảm thấy bản thân bản thân bất hạnh, dần dần ghen tị và muốn đi theo họ. Sau này lớn lên tôi mới hiểu nỗi bất hạnh của cô ấy là gì. Cũng không biết bây giờ cô ấy sống thế nào, liệu hai cuốn sách đó có mang đến cho cô một hy vọng mới hay không…

Năm 2007, tôi gửi đồ ở bưu điện, bị thiếu 2 tệ nhưng tôi không dám về nhà xin thêm. Nhân viên bưu điện thúc giục càng khiến tôi lúng túng và hoang mang. Tôi cứng rắn không chịu đi, cứ đứng ở trước quầy, sau đó có một chú đến đổi tiền đã trả cho tôi 2 tệ này.

Mùa hè năm 2008, tôi ngất xỉu trên bãi biển Ninh Ba. Ánh nắng nóng bỏng thiêu đốt một lớp da, tôi nằm đó chỉ mê man nghe thấy nhiều người đi ngang qua, có những tiếng xì xào, có những cánh tay chỉ trỏ. Chỉ có duy nhất một người đi ngang qua đã gọi tôi dậy, cho tôi uống nước, bóc nửa quả dưa thơm cho tôi ăn. Sau nhiều năm nhớ lại, nếu không phải là một nửa quả dưa thơm đó, vào lúc thủy triều dâng lên, tôi có lẽ sẽ ngủ mãi mãi ở đó.

Năm 2009, vì sợ bị đánh nên tôi không dám về nhà, ngồi khóc nức nở bên lề đường. Sau một lúc lâu, có một anh chủ tiệm mì nhỏ đã đến vỗ vai gọi tôi dậy, hỏi vấn đề của tôi và làm cho tôi bát mì ngon nhất.

Mùa hè năm 2011 ở Hàng Châu đi Tây An, một chiếc vali và một túi sách lớn tôi không nỡ bỏ ra khỏi tay, xách túi to đùng đi một mình, trên tàu không dám nói chuyện với bất cứ ai. Đến Tây An, một chú tôi không quen biết đã giúp tôi xách chiếc vali gần một km đường đưa tôi tới tận trạm xe buýt.

Đêm thứ 3 Giáng sinh năm 2012 , tuyết lạnh buốt, trên đường đi Tây Ninh, chứng minh thư và thẻ ngân hàng không thấy đâu,ở trên cao tốc bị chặn xe 3 tiếng đồng hồ. Một chiếc ô tô đã đưa tôi về Tây Ninh, sau đó còn trả tiền ngồi xe về quê cho tôi cả trăm tệ. Lúc ấy, tôi đã đứng đó nhìn kĩ chiếc xe này, biển số là XXX. Kể từ đó, tôi luôn nhớ biển số này.

Năm 2013, trên tàu điện ở Tây Ninh, một cụ ông 70 tuổi tay chống nạng run rẩy đứng đó. Một cô gái bước lên kéo tay ông và xin người khác nhường ghế rồi cẩn thận đỡ ông ngồi xuống. Hỏi chuyện mới biết ông đang đến Trung tâm Chính trị làm giấy tờ tùy thân cho mẹ ông 96 tuổi. Các bạn biết không, buổi chiều hôm đó chính cô gái ấy đã xin nghỉ làm để đưa ông đi làm giấy tờ. Sau này, cũng chính ông lão này là người giúp đỡ cô rất nhiều trong lúc cô gặp khó khăn làm cô rất biết ơn. Cô gái ấy, là tôi.

Năm 2014, cô gái trở thành tình nguyện viên, lần đầu tiên kiếm tiền là tài trợ cho 2 cô bé nghèo được đi học tiếp

Năm 2015, Hàng Châu mưa rả rích, tôi đứng chờ mưa tạnh dưới mái hiên nhà người khác. Một cô gái cầm ô đến hỏi tôi “Có cần tôi cho đi nhờ không?”

Tôi không phủ nhận thế giới này còn quá nhiều sự thờ ơ, nhưng tôi sẵn sàng làm người truyền hơi ấm. Bởi vì khi trải qua đau khổ, lòng biết ơn của chúng ta càng được hiểu hơn, để cảm nhận được sự ấm áp mỗi khi nhận được sự giúp đỡ từ người có trái tim đẹp nhất. Giờ đây, tôi có thể hoàn toàn đón nhận sự giúp đỡ của những người xung quanh, vì tôi tin chắc rằng ngày hôm sau mình có khả năng giúp đỡ những người khác. Nếu chỉ nhìn vào thất vọng, cuộc sống sẽ rất tuyệt vọng. Cuộc sống của bạn không được nhiều người giúp đỡ thì bạn có thể cố gắng giúp đỡ mọi người. Tôi luôn tin rằng những người xung quanh mình đều là những người tốt bụng, nên đừng tuyệt vọng với lòng người, chắc chắn sẽ có người sẵn sàng giúp bạn.

Nếu bạn thấy bài viết hữu ích đừng quên dành tặng tác giả 1 like nhé ^^!

Bài viết đã được bảo vệ bản quyền bởi:

Content Protection by DMCA.com
Group: Chia sẻ tin tức Weibo24h

Group chia sẻ tin tức Wibo24h

Admin: Trần Ngọc Duy

Trang Facebook của admin

Group: Hội Tự Apply học bổng Trung Quốc

Group chia sẻ, hướng dẫn, hỗ trợ tự Apply học bổng Trung Quốc

© 版权声明
THE END
Hãy GỬI TẶNG tác giả 1 LIKE nếu bạn thấy thích bài viết này nhé ^^!
点赞0 分享
Bình luận 抢沙发
头像
Hoan nghênh bạn để lại 1 bình luận có giá trị!
提交
头像

昵称

取消
昵称表情代码图片

    暂无评论内容