「知乎」Làm sao để biết được bản thân là người như thế nào?

Đây là một câu hỏi cực kỳ hay, trước tiên chúng ta hãy nghiêm túc trả lời những câu hỏi ở dưới đây:

Xin mọi người hãy chuẩn bị trước một tờ giấy và một cây viết, viết xuống đáp án của 6 câu hỏi này:

1. Khi mọi người lần đầu gặp bạn, thông thường họ sẽ có ấn tượng gì với bạn?
(Gợi ý: không có tốt xấu đúng sai, là gì thì viết đó.)

2. Nỗi sợ hãi lớn nhất thời tuổi thơ của bạn là gì?
(Gợi ý: Viết cảm giác khiến bạn sợ hãi. Ví dụ bạn có thể sẽ nói nỗi sợ lớn nhất thời tuổi thơ của bạn là rắn, đừng viết xuống “rắn” , phải viết tại sao bạn lại sợ rắn, rắn có ý nghĩa gì đối với bạn? Ví dụ rắn có nghĩa là: trong người nó tiềm ẩn tổn thương và đau đớn, viết ra)

3. Bạn cảm thấy ưu điểm lớn nhất trong tính cách của mình là gì?
(Gợi ý: Do bạn tự nhận thức được, đừng để ý đến ý kiến của người khác.)

4. Đặc điểm mà bạn ngưỡng mộ ở người khác nhưng bạn lại không có sẵn là gì?

5. Bạn thường sẽ vì nét tính cách nào của bản thân mà vướng vào phiền toái?

6. Bạn ghét nhất đặc điểm tính cách nào ở người khác?

Phân tích: Mỗi một đáp án đại diện cho những ý nghĩa khác nhau

1. Mặt nạ, 2. Nỗi sợ

Xuyên thấu chiếc mặt nạ, bạn đang che giấu nỗi sợ của bạn. Có người khi bị nhìn xuyên thấu thì cực kỳ tươi sáng, che giấu nỗi sợ bản thân bị cô lập. Có người khi bị nhìn thấu thì cao lãnh, che giấu nỗi sợ bản thân bị thờ ơ. Có người khi bị nhìn thấu thì dịu dàng, che giấu nỗi sợ bản thân bị tổn thương… Nhưng mặt nạ không có cách nào để giải quyết nỗi sợ.

3. Vũ khí
Chúng ta dùng vũ khí để giải quyết nỗi sợ. Nhưng vũ khí quá nửa là không giải quyết được nỗi sợ của bạn.

4. Nhận thức cái tôi
Mặt tươi sáng của bạn. Có thể bạn sẽ nói điều này không đúng, tại sao điều số 4 lại là “Nhận thức cái tôi”? Rõ ràng câu hỏi thứ 4 là tôi ngưỡng mộ một điều ở người khác, nhưng tôi lại không có điều đó! Để tôi giải thích điều này một chút nhé, bởi vì bạn ngưỡng mộ ở người khác quá nhiều thứ rồi, trên người người khác có rất nhiều thứ như thế, tại sao bạn lại đặc biệt chọn điều đó để ngưỡng mộ? Bởi vì bạn muốn sở hữu, mà hiện tại bạn lại không có. Bạn có một hạt giống mà bạn muốn trở thành, chỉ là tạm thời vẫn chưa nở hoa, bạn nhìn thấy người khác nở hoa nên bạn ngưỡng mộ. Đây chính là sự nhận thức cái tôi của bạn. Ví dụ, bạn nhìn thấy một người rất biết làm việc nhà, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ bóng loáng, bạn có thể cảm thấy ‘Ừm, khá đó, lợi hại’. Nhưng bạn sẽ không ngưỡng mộ cô ấy biết làm việc nhà. Nhưng bạn có một cô đồng nghiệp có nghiệp vụ tốt hơn bạn, lương cao hơn bạn, có thể bạn sẽ ngưỡng mộ. Bởi vì bạn nghĩ rằng bạn nên là cái người đó, bạn nên là nghiệp vụ tốt, lấy lương cao. Đây chính là tự nhận thức cái tôi của bạn.

5. Nhược điểm
Đây chính là nguyên nhân khiến cho vũ khí của bạn không thể đánh bại được nỗi sợ của bạn. Đây chính là điểm chủ yếu mà cuộc sống muốn thử thách bạn.

6. Mặt đen tối
Câu trả lời cuối cùng của bạn chính là không thể dùng lớp mặt nạ để che đậy nỗi sợ của bạn, vũ khí của bạn không thể khắc phục được nỗi sợ. Khi nỗi sợ của bạn bị cuộc sống thử thách, bạn có 2 con đường tắt, đường thứ nhất: khắc phục nhược điểm, đi đến sự tự nhận thức cái tôi và mặt tươi sáng của bạn; đường thứ hai: không có khắc phục nhược điểm, bạn sẽ bước vào mặt đen tối của mình. Tại sao bạn lại ghét loại người này? Bởi vì bạn có khả năng trở thành loại người đó. Mặt đen tối của tôi là những người không cầu tiến. Khi chúng ta mất đi sự khống chế, chúng ta sẽ trở thành người mà chúng ta ghét.

Tiếp theo, chúng ta đi đến phần thứ hai.

Tư duy của mỗi người đều có 2 tầng mặt, một tầng gọi là mục tiêu bên ngoài, một tầng gọi là mục tiêu bên trong.

• Mục tiêu bên ngoài chính là những thứ bạn muốn đạt được
• Mục tiêu bên trong chính là bạn thực sự muốn điều gì

Trên thực tế, mục tiêu bên ngoài và mục tiêu bên trong của bạn có xung đột, mục tiêu bên ngoài sẽ là trở ngại cho mục tiêu bên trong của bạn.

Ví dụ, ở Mỹ có một cô gái làm y tá, cô ấy rất thích không ngừng thay đổi bạn trai, luôn yêu đương với những người khác nhau. Mục tiêu bên ngoài của cô ấy là yêu đương với những bạn trai khác nhau. Mục tiêu bên trong của cô ấy thật ra là được chú ý. Yêu đương với nhiều người khác nhau là cách để cô ấy được chú ý. Sau đó có một ngày, cô ấy vô tình gặp được một người đột nhiên bộc phát bệnh tim, cô ấy lập tức sơ cứu cho người đó, khiến cho người đó thoát khỏi tình trạng nguy hiểm, bệnh nhân vô cùng kích động. Đột nhiên cô ấy cảm thấy được chú ý, cảm nhận được giá trị của bản thân. Cô ấy nhận thức được thật ra bản thân cần là loại cảm giác này, bệnh nhân cần mình, còn cô ấy đang suy nghĩ làm sao để duy trì loại cảm giác này, đừng suốt ngày đem trung tâm của cuộc đời đặt vào việc yêu đương với người khác, vì thế cô ấy từ bỏ mục tiêu bên ngoài, theo đuổi mục tiêu bên trong của mình, nâng cao trình độ y thuật của bản thân, cứu nhiều người cần cứu hơn. Đây chính là quá trình trưởng thành.

Vì thế bạn có thể thử nghĩ xem mục tiêu bên trong và mục tiêu bên ngoài của mình là gì.

Thật ra những điều ở phía trên là quá trình biên tập vai diễn Hollywood mà chúng ta bắt buộc phải trải qua, thật ra chúng ta chính là biên tập cho cuộc đời của chúng ta, chúng ta cũng đang tạo ra vai diễn thuộc về bản thân, mỗi một người chúng ta đều đang biên tập cuộc đời của mình.

Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn nhận ra con người khác của bản thân, có thể khiến cho các bạn hiểu thêm bản thân là một người như thế nào.

© 版权声明
THE END
Hãy GỬI TẶNG tác giả 1 LIKE nếu bạn thấy thích bài viết này nhé ^^!
点赞0 分享
Bình luận 抢沙发
头像
Hoan nghênh bạn để lại 1 bình luận có giá trị!
提交
头像

昵称

取消
昵称表情代码图片

    暂无评论内容