Hủy hoại một đứa trẻ có thể đơn giản đến mức nào? ( Phần 5/9 )

Người dịch : Thu Thủy
Vui lòng không repost, ghi nguồn cũng không, cảm ơn các bạn
——————————
Website Weibo24h : https://weibo24h.com/

Fanpage Weibo24h : https://www.facebook.com/weibo24h/

——————————

[拉斯柯尔尼夫斯] (5120 lượt thích)

Thầy giáo cấp hai, tôi sẽ chia sẻ câu chuyện mà tôi đã tìm hiểu được nhé.

Tôi cảm thấy việc hủy hoại một đứa trẻ vô cùng đơn giản. Đơn giản đến mức bạn có thể không hề ý thức được rằng mình đã hủy hoại nó rồi đâu.

Học sinh A thành tích học tập vô cùng tốt, mỗi một kỳ thi đều đạt thành tích không đứng thứ nhất thì cũng đứng thứ hai. Lần nào xếp hạng toàn khóa cũng đứng vững ở top 20. Nhưng bạn ấy từ trước đến giờ chưa bao giờ giơ tay để trả lời câu hỏi cả, bất luận là các bạn học khác có tích cực, năng nổ đến đâu, cho dù câu hỏi có đơn giản đến mức nào đi chăng nữa, hoặc là ánh mắt của các giáo viên cho dù đã nhắm trúng vào bạn ấy rồi cũng đều không có tác dụng gì cả. Tôi quả thực là tò mò lắm rồi, thế là lúc tan học tôi đã đi hỏi bạn ấy. Hóa ra ngọn nguồn của sự việc bắt đầu từ một sự việc xảy ra hồi cấp một, hồi học cấp một, thành tích học tập của cậu ấy cũng rất tốt, tính cách bạn ấy cũng rất năng động. Vì vạy mà mỗi khi gặp phải bài tập hay câu hỏi mà các bạn học sinh khác không biết trả lời thì các giáo viên đều gọi cậu ấy. Nhưng có một lần có một câu hỏi, cậu ấy cũng không trả lời được. Giáo viên đó đã nói thế này: Thế mà kêu là đứng nhất lớp, đến câu này cũng không biết trả lời. Thực ra thì đối với giáo viên đó mà nói, đây có thể chỉ là một câu nói bình thường mà thôi, nhưng mà nó đã trực tiếp ảnh hưởng đến một đứa trẻ, khiến nó sau này không còn giơ tay để trả lời bất cứ câu hỏi nào nữa. Mà chúng tôi phải mất thời gian ba năm để nói với bạn ấy là, trả lời sai thực ra chẳng làm sao cả.

Học sinh B thành tích học tập vô cùng kém, lần nào thi môn Ngữ văn chỉ được tầm 40 đến 50 điểm thôi, bài viết của cậu ấy chỉ tầm 35 điểm thôi. Tổng điểm là 120 điểm, mà Ngữ văn là môn học mà cậu ấy đạt được số điểm cao nhất, ngoại trừ các môn chính trị thi đề mở ra thì không tính vào trong đây. Nhưng mà thực ra cậu ấy cũng là một đứa trẻ rất ngoan ngoãn, rất là tích cực giúp đỡ các thầy cô khuân vác máy tính, chạy phần mềm, hoặc là lau bảng trong giờ học. Khi đi trên đường mà gặp các thầy cô thì cậu ấy sẽ luôn chào các thầy cô một tiếng. Nhưng duy nhất có một điều là cậu ấy không thích học, bởi vì trước đó từng có một giáo viên nói rằng cậu không phù hợp với việc học, và thế là cậu ấy đã tin tưởng vào câu nói cậu không phù hợp với việc học này của giáo viên đó. Đợi sau khi tốt nghiệp cấp 2, cậu đã đi làm luôn rồi. Nhưng thực ra cậu là một đứa trẻ vô cùng thông minh, không phải cái kiểu khen thông minh một cách khách sáo đâu, mà tôi nói thật lòng đấy. Tôi cũng không biết nên nói như thế nào với cậu ấy nữa, rằng là thực ra bài văn của cậu ấy viết rất tốt. Các thầy cô rất yêu quý cậu.

Các bạn xem đi, chỉ đơn giản như vậy thôi, những thầy cô hủy hoại cuộc đời những đứa trẻ đó không hề mắng chúng là ngu ngốc, thần kinh, bệnh hoạn gì cả. Các thầy cô ấy chắc là đã quên hết sạch những lời mình từng nói trước kia rồi, thậm chí có rất nhiều người cho rằng những thầy cô đó đều vô cùng ưu tú, xuất sắc và hiền lành nữa.

Vì vậy khi tôi nghe được những câu chuyện này từ miệng các em học sinh kể lại cho mình, tôi cảm thấy kinh hoàng khiếp sợ và rơi vào trầm tư. 

[郑永锴 Michael] (3874 lượt thích)

Đôi khi, chỉ cần một câu nói là đủ rồi. Còn về sức hủy hoại của nó mạnh cỡ nào thì phải xem địa vị của lời nói và hành vi của bạn lớn cỡ nào trong lòng đứa trẻ đó, phải xem cảm giác hụt hẫng của đứa trẻ đó lớn đến cỡ nào nữa.

Năm học lớp 2 tiểu học, cô giáo dạy môn Khoa học thường thức tổng hợp nói đến sự việc Tần Thủy Hoàng xây dựng Vạn Lý Trường Thành, một em học sinh liền nói ngay là: “Những người xây Vạn Lý Trường Thành là dân chúng, chứ không phải là Tần Thủy Hoàng”. Cô giáo cho rằng em học sinh này đang gây rối trật tự lớp học nên đã phạt em học sinh ấy đứng nghiêm trong lớp.

Nhưng người bị ảnh hưởng nhiều nhất đó là một em học sinh khác. Từ sau lần đó, em ấy trở nên ghét việc đến lớp học hơn, cũng không chăm chỉ, tích cực làm bài tập nữa.

Câu chuyện bên trên là em học sinh đó kể lại cho tôi, nhưng là vào lần thứ ba chúng tôi gặp mặt thì em ấy mới kể đấy. [Cậu ấy là học sinh thông minh nhất lớp, cũng là học sinh chăm chỉ, cố gắng nhất lớp. Em thấy cậu ấy nói rất đúng ạ. Vậy tại sao cô giáo lại không tôn trọng ý kiến của cậu ấy như vậy chứ?]

Hồi lớp năm tiểu học, buổi sáng nào bước lên xe nhà trường đón đi học cũng bị các bạn học khác bắt nạt. Chịu đựng một tuần liền, cuối cùng cậu ấy cũng xin phép bố mẹ cho mình tự đi xe bus đến trường. Người mẹ nói với giọng không được vui vẻ cho lắm, rằng tiền xe nhà trường đã đóng từ đầu năm học rồi, tại sao lại lãng phí như thế hả? Thế là cậu ấy đã kể lại chuyện cậu bị các bạn học bắt nạt cho mẹ nghe. Người mẹ lại nói như thế này: Có phải con đã làm gì đắc tội các bạn rồi hay không? Tại sao các bạn lại bắt nạt mỗi mình con vậy hả?

“Từ sau lần đó, tôi nói với bản thân mình là, sau này tôi sẽ không cần sự quan tâm của người này nữa.” Khi tôi gặp em ấy thì em ấy đã lên cấp ba rồi, em ấy đến với tôi bởi vì bệnh trầm cảm và sự lo lắng tột độ đến mức tiều tụy.

Một đứa trẻ vào năm sáu tuổi đã cùng bố mẹ và bà ngoại đi chơi ở ngoại ô thành phố. Bà ngoại cầm hộ cháu ngoại chiếc mũ mà cháu yêu quý, nhưng không may lữ tay, để gió thổi bay chiếc mũ xuống vũng nước gần đó, cháu ngoại liền khóc nức nở lên.

Lúc đó, bố mẹ nhìn thấy cảnh này thì quay ra mắng bà ngoại, nói bà ngoại tay chân chậm chạp nọ kia. Lúc đó, đứa trẻ nhớ là nó đã nín khóc ngay lặp tức, và còn kéo kéo tay bà ngoại về phía mình nữa.

Lúc em ấy đến gặp tôi thì em ấy đã mười lăm tuổi rồi, cậu ấy nói từ hôm đấy trở đi, cậu ấy đã không thể nào tôn trọng bố mẹ mình được nữa. Năm cậu ấy mười tuổi, bà ngoài bị bệnh và qua đời, mẹ cậu ấy đã khóc rất nhiều, nhưng mà cậu ấy nói lúc ấy trong đầu cậu chỉ nhớ đến khung cảnh mẹ đã không nhẫn nại được mà mắng bà ngoại rất khó nghe mà thôi. 

Còn tiếp, mời bạn đón xem phần sau ở blog của mình!!

© 版权声明
THE END
Hãy GỬI TẶNG tác giả 1 LIKE nếu bạn thấy thích bài viết này nhé ^^!
点赞0 分享
Bình luận 抢沙发
头像
Hoan nghênh bạn để lại 1 bình luận có giá trị!
提交
头像

昵称

取消
昵称表情代码图片

    暂无评论内容