Hủy hoại một đứa trẻ có thể đơn giản đến mức nào? ( Phần 6/9 )

Người dịch : Thu Thủy
Vui lòng không repost, ghi nguồn cũng không, cảm ơn các bạn
——————————
Website Weibo24h : https://weibo24h.com/

Fanpage Weibo24h : https://www.facebook.com/weibo24h/

——————————

[须臾是风] (2434 lượt thích)

Một người mẹ trẻ tuổi, bà ngoại và cô con gái nhỏ khoảng tầm bốn năm tuổi vội vội vàng vàng chạy đến cổng soát vé, lúc đó cổng soát vé đã dừng soát vé rồi, người mẹ bắt đầu nói cái gì đó bằng tiếng địa phương ấy, nhưng tôi nghe được đại khái là bị lỡ mất chuyến xe, trách mắng bà ngoại rất khó nghe: đều là do bà đi đường không nhanh tay nhanh chân, không chú ý đấy. Sau đó lại vội vàng gọi điện thoại cho ai đó, tôi đoán chắc là chồng của cô ấy để than vãn và hỏi về vấn đề đổi vé, cô con gái đang cầm trên tay gói thạch nguyên vẹn chưa bóc vỏ, ngồi xổm trên đất cứ nhìn chăm chú vào người mẹ. Bà ngoại chắc là cũng tức giận lắm nhưng mà lại không có chỗ nào để xả giận cả, thế là khi nhìn thấy cháu gái ngồi xổm trên đất mới nói là: Đều tại cháu đấy, trên đường cứ đòi mua cái này, đòi mua cái kia! Lúc này, người mẹ gọi xong điện thoại, vẫn còn rất bực bội, quay ra nhìn con gái và chỉ thẳng tay vào mặt cô bé và nói rằng: Chỉ tại con đấy, chỉ biết ăn mà thôi, trên đường đi cứ đòi mua nọ mua kia…

Tôi kiểu: Bị lỡ xe thì có liên quan gì đến bé gái chứ, cho dù có liên quan thì cũng không thể quá ảnh hưởng đến chuyện lỡ xe được, tại sao người lớn lại không tự kiểm điểm bản thân đi? Chuyện này cũng chỉ là chuyện nhỏ thôi, có thể là em gái ấy sẽ quên ngay thôi, nhưng cũng có thể vì chuyện này mà em ấy sẽ tự hình thành trong đầu mình kiểu tư duy tương tự vậy đó… Nếu thật sự như vậy thì đáng sợ lắm.

Nếu bạn may mắn trở thành cha mẹ trong tương lai, bạn phải tự hỏi và suy ngẫm về bản thân nhiều hơn, và sau đó phải biết lấy mình làm gương cho con cái, thay vì chỉ biết trút giận lên con cái nhé.

[米宝的爸] (3211 lượt thích)

  1. Trẻ em càng nhỏ, thì càng dễ dàng bị hủy hoại!

Giáo sư tâm lý học Edward Tronick của trường đại học Manchester đã từng làm một thực nghiệm vô cùng nổi tiếng có tên “Still Face” (khuôn mặt tĩnh).

Cụ thể, trong thí nghiệm này, người mẹ thực hiện các tương tác bình thường với trẻ. Sau đó, người mẹ thay đổi thái độ bằng cách nhìn chằm chằm vào đứa trẻ một cách vô cảm và nghiêm túc. Cho dù cậu bé có làm bất cứ điều gì, thì khuôn mặt người mẹ vẫn vô cảm như vậy.

  • Ban đầu, người mẹ tương tác bình thường với em bé, em bé rất vui vẻ.
  • Bắt đầu thực nghiệm “Khuôn mặt tĩnh”, khuôn mặt người mẹ trở nên vô cảm. Em bé bắt đầu phát hiện ra có gì đó không đúng, và em bé bắt đầu tìm cách để thu hút sự chú ý của mẹ.
  • Em bé tiếp tục thử tìm cách để tương tác với mẹ, nhưng mẹ vẫn vô cảm như vậy, không hề có thay đổi gì cả.
  • Cuối cùng em bé bắt đầu không chịu đựng nổi, dần sụp đổ cảm xúc, bắt đầu khóc to lên.
  • Cuối cùng người mẹ quay ra dỗ dành em bé, em bé bắt đầu trở về trạng thái vui vẻ như lúc trước.

Muốn hủy hoại một đứa trẻ ư? Vậy thì đừng quan tâm đến nó, hãy phớt lờ nó đi! Hãy để cho sự mong muốn của đứa trẻ đó không nhận lại được hồi âm tích cực! (Thật là quá tàn nhẫn luôn!)

Tại sao lại như vậy cơ chứ?

Ngay từ khi sinh ra, trẻ sơ sinh đã hy vọng thiết lập một mối quan hệ gắn bó an toàn với cha mẹ của mình. Chúng vừa mong muốn được gần gũi với đối tượng gắn bó của mình và cũng hy vọng sẽ chăm chỉ nỗ lực để có thể duy trì sự gắn bó này. Điều này dược thể hiện trong hành vi của trẻ sơ sinh, có hai chế độ: chế độ hành vi tín hiệu và chế độ hành vi tiếp cận. Trong chế độ hành vi tín hiệu, trẻ mỉm cười, khóc, nhìn và phát ra âm thanh, v.v., với mục đích là để gọi bố mẹ đến bên mình; và trong chế độ hành vi tiếp cận, bú sữa, ôm lấy mẹ, và ánh mắt nhìn theo mắt cha mẹ, v.v., với mục đích là để duy trì liên lạc với mẹ.

Còn tiếp, mời bạn đón xem phần sau ở blog của mình!!

© 版权声明
THE END
Hãy GỬI TẶNG tác giả 1 LIKE nếu bạn thấy thích bài viết này nhé ^^!
点赞0 分享
Bình luận 抢沙发
头像
Hoan nghênh bạn để lại 1 bình luận có giá trị!
提交
头像

昵称

取消
昵称表情代码图片

    暂无评论内容