Thi từ trong Trần Tình Lệnh (P3) Vân Thâm Bất Tri Xứ

Thi từ trong Trần Tình Lệnh

Vân Thâm Bất Tri Xứ 云深不知处

*Bối cảnh phim truyện:

Năm 15 tuổi Ngụy Vô Tiện cùng chúng sư đệ của Vân Mộng Giang thị đến Cô Tô Lam thị nghe tiên sinh giảng dạy.

Tòa tiên phủ của Cô Tô Lam thị có tên gọi “Vân Thâm Bất Tri Xứ”, tọa lạc tại một ngọn núi ở ngoại thành Cô Tô (tên chính thức ngày nay là thành phố Tô Châu, thuộc tỉnh Giang Tô). Nơi đây kiến trúc tinh tế với thủy tạ viên lâm non nước hữu tình, những tòa lầu gác với tường trắng sơn xanh mái ngói đen ánh bạc, có mây núi và sương mù bao phủ quanh năm suốt tháng. Vì lý do đó khiến cho tòa tiên phủ Vân Thâm Bất Tri Xứ trở thành huyền thoại ở tu chân giới, và đúng như cái tên của nó, “sâu trong biển mây chẳng rõ ở nơi nào”.

Địa danh Vân Thâm Bất Tri Xứ được lấy cảm hứng từ bài thơ “Tầm ẩn giả bất ngộ”, tác giả là nhà thơ Giả Đảo thời Đường.

*Nguyên văn bài thơ:

寻隐者不遇
松下问童子,言师采药去。
只在此山中,云深不知处。
__ 贾岛

Tầm ẩn giả bất ngộ
Tùng hạ vấn đồng tử, ngôn sư thái dược khứ.
Chỉ tại thử sơn trung, vân thâm bất tri xứ.
__ Giả Đảo 

*Giải nghĩa từ vựng:

寻 tầm: tìm kiếm, đến thăm hỏi
隐者 ẩn giả: ẩn sĩ, người ở ẩn trong rừng núi. Thời xưa thường dùng để chỉ những hiền sĩ từ chức quan về ở ẩn nơi sơn dã.
不遇 bất ngộ: không gặp được
童子 đồng tử: người chưa thành niên, trẻ nhỏ. Ở đây chỉ đệ tử, học trò của ẩn sĩ.
言 ngôn: trả lời, nói rằng
云深 vân thâm: chỉ những tầng mây sương mù trên núi
不知处 bất tri xứ: không biết rõ ở nơi nào, không biết hành tung nơi đâu

*Giải nghĩa bài thơ:

Đi tìm ẩn sĩ mà không gặp
Hỏi thăm một học trò gặp ở dưới gốc cây tùng. Học trò trả lời rằng thầy tôi đi hái thuốc rồi. Chỉ đi trong phạm vi ngọn núi này thôi. Nhưng sâu trong núi tầng mây sương mù bao phủ, chẳng rõ thầy tôi ở nơi nào.

*Tiểu sử tác giả:

Giả Đảo (779-843), thi nhân đời Đường, tự Lãng Tiên, Nhất Tác Lãng Tiên. Người đất Phạm Dương (nay thuộc Hà Bắc). Ngày trước từng xuất gia, pháp danh Vô Bản. Sau đó hoàn tục, nhiều lần ứng thí khoa cử. Đã từng nhậm chức Chủ Bạ vùng Trưởng Giang (nay thuộc Tứ Xuyên), thường được gọi là Giả trưởng giang. “Chủ Bạ” là một chức quan văn, chủ yếu quản lý sổ sách danh bạ con dấu. Thơ của ông thường viết về cảnh hoang vắng cô tịch, ngôn từ thiên về hàn ý khổ hạnh. Tập thơ tiêu biểu có “Trưởng Giang tập”.

*Bối cảnh sáng tác bài thơ:

Tác giả bài thơ là Giả Đảo, một vị tăng thi (tăng nhân biết làm thơ) sống vào thời Trung Đường. Bài thơ được sáng tác khi tác giả lên núi tìm kiếm một vị ẩn sĩ mà không tìm thấy. Vị ẩn sĩ này chưa rõ danh tính. Có người cho rằng vị ẩn sĩ này là Trường Tôn Hà, một người bạn tu luyện cùng ngọn núi với tác giả Giả Đảo. Thời gian cụ thể sáng tác bài thơ khó xác định được rõ ràng.

Bài thơ sử dụng phương pháp đối đáp giữa tác giả và đồng tử. Miêu tả tâm trạng vội vàng gấp gáp khi tìm người mà không gặp. Theo như bài thơ ta được biết, ẩn giả là người hái thuốc mưu sinh, cứu người giúp đời, nhân phẩm cao quý, là một ẩn sĩ chân chính. Ẩn giả được so sánh với mây và tùng, cao khiết như bạch vân, ngạo cốt như thương tùng. Thể hiện lòng ngưỡng mộ và tán thưởng của tác giả Giả Đảo đối với ẩn giả. Ôm lòng chờ mong đi tìm ẩn giả mà không gặp được, cho nên giọng thơ tác giả có chút buồn bã. Ngoài ra, thân là một phần tử trí thức của xã hội phong kiến, tác giả lựa chọn rời khỏi chốn phồn hoa đô hội, chạy đến nơi sơn cốc hoang vu có tùng xanh mây trắng để tìm một người đã đi ở ẩn, bối cảnh này khiến cho độc giả càng thêm thưởng thức bài thơ và càng mở rộng thêm nhiều không gian suy ngẫm.

*Về Cô Tô Lam thị:

Trong nguyên tác truyện “Ma đạo tổ sư” của tác giả Mặc Hương Đồng Khứu và phim chuyển thể “Trần Tình Lệnh”, Cô Tô Lam thị là một trong năm gia tộc lớn nhất tu chân giới, danh môn chính phái, đức cao vọng trọng, nhã chính mẫu mực, được toàn tu chân giới kính ngưỡng và thường gửi con cháu nhà mình đến Cô Tô nghe tiên sinh họ Lam giảng dạy.

Tổ tiên của Cô Tô Lam thị xuất thân là hòa thượng, sau hoàn tục lấy chữ Lam làm họ, tên gọi Lam An (“Lam” trong “Già Lam” nghĩa là chùa.) Tổ phụ Lam An tinh thông âm luật, sau khi hoàn tục lấy nghề nhạc sư làm kế sinh nhai, trên đường tu tập gặp gỡ kết duyên đạo lữ cùng nhau gầy dựng nên cơ nghiệp Lam gia. Sau này khi đạo lữ qua đời, liền quay về chùa tự mình kết liễu. Vì một người vào hồng trần, người đi ta cũng đi, thân này không lưu lại trần thế.

Cô Tô Lam thị gia huy là hình hoa văn mây cuốn. Có hơn 3000 điều gia quy được khắc trên đá gia huấn bắt buộc tất cả các đệ tử bất kể là nội môn hay ngoại môn đều phải thông thuộc.

Đệ tử Cô Tô Lam thị đều phải đeo mạt ngạch (đai trán), ngụ ý “quản thúc bản thân”. Lam gia tổ tiên có giáo huấn, nếu không phải trước mặt người định mệnh của mình thì không được phép gỡ mạt ngạch xuống. 

Ở tu chân giới có câu: “Hoa lan là quân tử trong các loài hoa, Lam gia là quân tử trong loài người.”

Nguồn tư liệu:  weibo 影视生活社,guwenxuexi.com 全诗意思及赏析网站

Bài viết lược dịch và tổng hợp bởi 珍珍妮子

@jw88.zhenzhennizi

Thi từ trong Trần Tình Lệnh (P1) “miên miên tư viễn đạo”

https://weibo24h.com/thi-tu-trong-tran-tinh-lenh-p1-mien-mien-tu-vien-dao/

Thi từ trong Trần Tình Lệnh (P2) Liên Hoa Ổ

https://weibo24h.com/thi-tu-trong-tran-tinh-lenh-p2-lien-hoa-o/

© 版权声明
THE END
Hãy GỬI TẶNG tác giả 1 LIKE nếu bạn thấy thích bài viết này nhé ^^!
点赞0 分享
Bình luận 抢沙发
头像
Hoan nghênh bạn để lại 1 bình luận có giá trị!
提交
头像

昵称

取消
昵称表情代码图片

    暂无评论内容