6 điều góp ý trong cách hành xử cho người trưởng thành

6 điều góp ý trong cách hành xử cho người trưởng thành

Điều thứ nhất, chớ oán thán quá nhiều

Đại khái trong cuộc sống thường nhật của mỗi người đều gặp phải nhiều chuyện phiền lòng.
Đôi khi trong công việc gặp phải khách hàng tính tình khó hầu hạ hay tiếp nhận phải nhiệm vụ khó hoàn thành.
Đôi khi trong cuộc sống gặp phải kẻ dở hơi hay chuyện xúi quẩy, hoặc là trong tình cảm rơi vào chiến tranh lạnh, phản bội và chia tay.
Có lẽ chúng ta thường hay oán thán và kể khổ, nhưng sau đó chúng ta dần dần đều sẽ học được cách điềm tĩnh, một mình lặng lẽ chịu đựng và tiêu hóa tất cả mọi nỗi chua xót và uất ức.
Nói cho cùng đã là người trưởng thành rồi, ai nấy đều có cái khó riêng, có lúc mấy lời lẽ tiêu cực thốt ra quá nhiều, không chỉ nhiễu loạn tâm trạng của chính mình, mà còn khiến người khác cảm thấy khó chịu.

Điều thứ hai, đừng vô cớ nổi cáu

Một người nếu như càng gặp qua nhiều loại người, trải qua nhiều sự việc, nhìn thấy nhiều bộ mặt của đời sống, thì tính tình sẽ càng trở nên ôn hòa.
Chớ nên nổi trận lôi đình, cũng chớ nên cay cú đến cùng, dùng thái độ hòa bình để ứng phó với tất cả mọi việc.

  • Lý do đầu tiên, bởi vì mục đích khiến cho thực lực bản thân không ngừng tăng tiến.
    Có một câu nói rằng, tất cả nỗi đau khổ của con người đều xuất phát từ phẫn nộ đối với sự vô dụng của bản thân. Khi một người không đủ năng lực và tự tin, tâm trạng thường dễ mất khống chế.
  • Lý do tiếp theo, bởi vì tự mình đã từng bị vạ lây do người khác vô cớ nổi cáu.
    Khi bạn bước chân ra xã hội, khó mà gặp được người nuông chiều mình như cha mẹ ở nhà, đôi lúc hành vi cử chỉ của mình có chút sơ xuất liền sẽ gặp phải những phiền phức không đáng có.
  • Lý do cuối cùng, người có bản lĩnh càng lớn mạnh thì lại càng ít dây dưa với những chuyện vụn vặt.
    Một người càng ấu trĩ thì lại càng dễ trở thành nô lệ cho cảm xúc. Khi bạn đã có nhiều vốn sống và trải nghiệm, thì sẽ không dễ dàng lựa chọn cách dùng thái độ cáu kỉnh đi giải quyết vấn đề hay phát tiết cảm xúc.

Điều thứ ba, đừng nên dễ dàng đắc tội với người khác

Trong cuộc sống chúng ta khó tránh khỏi gặp phải những người có ý kiến bất đồng, tam quan khác biệt, thậm chí hoàn toàn trái ngược với mình.
Kỳ thực chỉ cần không vi phạm nguyên tắc và đụng chạm giới hạn của mình, chúng ta đều có thể cố gắng hết sức dùng thái độ thân thiện để tôn trọng và đối đãi đàng hoàng với người khác.
Có một số lời nói, nếu bạn không tán đồng, cũng không cần thiết phải phản đối gay gắt. Có một số sự việc, nếu bạn cảm thấy không thỏa đáng, cũng đừng nên kịch liệt phê bình. Có một số người, nếu bạn không thích họ, thì cũng chẳng việc gì phải thể hiện rõ ra mặt.

Thực ra, mối quan hệ giữa người và người, đều là sự hỗ trợ lẫn nhau.
Nếu như bạn không chừa đường lui cho người khác, thì người khác cũng sẽ không có sắc mặt tốt với bạn.
Nếu như bạn cứ dồn ép người khác vào đường cùng, người khác cũng sẽ bám chặt bạn không buông. Nếu bạn làm người khác khó xử, người khác cũng sẽ làm bạn khó coi.
Càng là người thông minh, thì lại càng biết rằng đừng nên dễ dàng đắc tội với người khác. Vừa thêm rắc rối cho mình, vừa khiến kẻ khác khó chịu, thậm chí làm tăng thêm mâu thuẫn và khoảng cách giữa đôi bên, hà tất phải như vậy?

Điều thứ tư, không tham lợi trước mắt

Có câu nói rằng, có mất mới có được.

Thông thường một người nếu như càng ích kỷ ki bo thì càng không được lòng cộng đồng, dễ dàng khiến người khác bài xích và đối địch. Ngược lại, người càng biết đặt lợi ích của người khác lên trên lợi ích của mình, thì lại càng có nhiều mối quan hệ tốt và tiền đồ sáng lạn.
Khi bạn giao thiệp với người khác, đừng cứ luôn nghĩ đến việc tìm kiếm lợi ích từ người ta, cũng không nên vì cái lợi trước mắt mà giữ rịt của riêng từng đồng từng cắc, càng không nên mỗi một chuyện đều tính toán quá mức chi li.

Có một vị doanh nhân từng nói: “Bảy xu giá hợp lý, bán được tám xu càng tốt, vậy thì tôi chỉ lấy sáu xu thôi.”

Người chỉ nghĩ đến lợi ích của chính mình, đường đời sẽ chẳng đi xa được đến đâu. Người mà trong lòng nghĩ đến người khác, lại càng dễ dàng có được thu hoạch lớn.
Nói cho cùng, tất cả mọi người đều gặp điều hay, thì mới thật sự là chuyện hay.
Những người biết điều nhìn trước mắt trông có vẻ như đang chịu thiệt thòi, nhưng thật ra họ lại thu phục được lòng người. Còn người khôn lỏi tuy rằng có thể thu lợi được nhất thời, nhưng họ lại đánh mất đi nhân nghĩa.

Có câu nói rằng, muốn làm được việc, thì trước tiên phải biết làm người.
Đối đãi với người khác càng khoan dung nhân hậu, thì càng đổi lại được tín nhiệm và chân thành. Ngược lại, nếu như bụng dạ hẹp hòi, thì lại dễ dàng mất đi sự phù trợ của quý nhân và sự giúp đỡ của người khác.

Điều thứ năm, chớ làm người xấu bụng

Người và người giao tiếp với nhau, khó tránh khỏi xảy ra va chạm.
Có lúc đôi bên tranh cãi vài câu, cũng đừng nên để bụng. Đôi bên không hợp tính tình, cũng không cần phải ghi nhớ trong lòng. Nếu đôi bên có bất cứ xung đột nào, cũng chớ nên âm thầm hờn giận cay cú.

Có một câu nói, quân tử lòng dạ ngay thẳng, tiểu nhân bụng dạ hẹp hòi.
Có một số lời lẽ, nói rõ ràng với nhau, thì sẽ giải trừ đi những hiểu lầm. Có một số sự việc, thẳng thắn làm trước mặt nhau, thì sẽ không đến mức thêm dầu vào lửa.
Nếu như một người âm thầm làm những việc mưu lợi cho mình mà gây tổn hại người khác, cuối cùng sẽ khiến bản thân mất nhiều hơn được.
Cho dù bạn có không thích một ai đó tới mức nào đi chăng nữa, cũng đừng nên ở sau lưng người ta nói lời không hay, hoặc là cố ý làm chuyện xấu xa gì đó. Cho dù có kẻ ác ý nhắm vào mình, thì cũng không cần thiết phải dùng phương thức ác liệt giống như vậy để trả đũa lại họ.
Làm người, điều quan trọng nhất là nhân phẩm. Cho nên đừng làm chuyên trái với lương tâm, vừa khiến bản thân mình an lòng, lại không tự chặn đường lui của mình, tránh được việc tự tìm phiền não, thậm chí tránh được cả việc tự tìm nhiều phiền phức.

Điều thứ sáu, không gây thị phi

Ở trên đời, mỗi người đều có cách sống riêng. Có đôi lúc, chúng ta thường có thói quen dùng phương thức tư duy của mình mà tự ý bình phẩm chỗ hay chỗ dở của người khác.
Thực tế lập trường của mỗi người đều bất đồng, hoàn cảnh sống khác nhau, thì sẽ mong muốn có cuộc sống khác nhau.
Người khác chẳng có nghĩa vụ phải sống theo cách mà bạn suy nghĩ, bạn cũng không có quyền can dự quá mức vào đời sống riêng tư và những chọn lựa của người khác.
Có đôi khi, chúng ta hoàn toàn không hề biết người khác đã trải qua những gì, cho nên nói nhăng nói cuội mà bình phẩm người ta một cách phiến diện vô căn cứ, chính là mất đi tính công bằng công chính.
Có đôi lúc, bạn chẳng hề biết rõ suy nghĩ và tư tưởng của người ta, mà lại dựa theo cách nghĩ của mình để suy luận, như vậy thì chỉ là đoán mò mà thôi.

Có một câu nói, cái gì mình không muốn thì đừng làm với người khác.
Nếu như bạn không muốn người khác làm phiền cuộc sống của bạn, vậy thì bạn cũng đừng đi gây thị phi về người khác. Phải biết rằng, giữa người với người, phải có sự tôn trọng lẫn nhau.
Quản lý chặt cái miệng của mình, giữ gìn tốt trái tim của mình, dành thời gian để yên lặng suy ngẫm về lỗi lầm của bản thân hơn là rảnh rỗi nói lời thị phi về người khác. Đây là những tố chất và giáo dưỡng cơ bản nhất mà một người trưởng thành cần có.

Nguồn: tác giả 李思圆 weibo 睡前读书

Bài dịch bởi 珍珍妮子

@jw88.zhenzhennizi

© 版权声明
THE END
Hãy GỬI TẶNG tác giả 1 LIKE nếu bạn thấy thích bài viết này nhé ^^!
点赞0 分享
Bình luận 抢沙发
头像
Hoan nghênh bạn để lại 1 bình luận có giá trị!
提交
头像

昵称

取消
昵称表情代码图片

    暂无评论内容