Làm thế nào có thể duy trì trạng thái học tập điên cuồng mà lại hiệu quả?(3/4)

Người dịch : Thu Thủy
Vui lòng không repost, ghi nguồn cũng không, cảm ơn các bạn
——————————
Website Weibo24h : https://weibo24h.com/

Fanpage Weibo24h : https://www.facebook.com/weibo24h/

——————————

Trước hết, tôi sẽ giới thiệu một chút về cách để ghi nhớ hiệu quả của tôi, để bạn có thể thật sự làm được đọc đến đâu nhớ đến đó mà không hề khoa trương một chút nào. Phương pháp ghi nhớ này không những có thể áp dụng trong học tập, mà còn có thể dùng để ghi nhớ bất cứ chuyện gì mà bạn muốn nhớ. Những người nhìn như có trí nhớ siêu việt thực ra là bởi vì họ có phương pháp ghi nhớ rất tốt. Nắm chắc được phương pháp, thông qua luyện tập và kiên trì thì “người bình thường” cũng có thể trở thành quán quân cuộc thi siêu trí nhớ. Tóm lại phương pháp ghi nhớ này chính là biến đại não của chúng ta thành thư viện điện tử gọn gàng ngăn nắp. Nhập hết tất cả những kiến thức bạn học được vào trong đó. Khi đi thi thì mở sách trong đầu ra, mở đến hạng mục tương ứng là được! Bước tiếp theo là phân nó thành 9 bước và giải thích với mọi người rốt cuộc là thực hành nó như thế nào.

Step 1: Đọc lại một lần (để hiểu được nội dung)

Step 2: Đọc lại lần hai (quy nạp tổng kết, phân loại nội dung, sắp xếp rõ ràng mối quan hệ logic, ghi chép lên giấy và note phần trọng điểm)

Step 3: Đọc lại lần ba (tưởng tượng trong đầu có một hồ sơ văn bản word, nhập toàn bộ những gì cần nhớ vào trong đó. Bạn cũng có thể sắp xếp lại nội dung rồi viết ra giấy, sau đó mới nhập vào văn bản ở trong não.)

*Khi có khá nhiều thời gian có thể chia làm ba bước, khi thời gian eo hẹp thì phải yêu cầu bản thân nhìn một lần liền hoàn thành hết công việc của ba bước luôn, mà bình thường mọi người gọi là “đọc đến đâu nhớ đến đó.”

Step 4: Nhớ lại (gấp sách vào, nhắm mắt lại, đọc quyển sách đó trong đầu một lượt)

Step 5: Kiểm tra (Mở sách ra, đọc lại xem sách ở trong đầu và sách trong tay có giống nhau hay không)

Step 6: Lặp lại (một lần học thuộc một phần, lặp lại những bước trên cho đến khi học thuộc hết những nội dung trong kế hoạch của hôm nay)

Step 7: Nhớ lại (nhớ lại tất cả nội dung hôm nay đã học)

Step 8: Chuyển tiếp (liên kết nội dung của hôm nay với nội dung những hôm trước, chuẩn bị nội dung bài ngày mai một chút)

Step 9: Kiểm tra (Ngày nào cũng đọc thuộc lòng nội dung đã học ngày hôm qua trong đầu một lượt một cách thật nhanh. Bất cứ lúc nào rảnh rỗi cũng có thể nhớ lại nội dung học hôm nay)

E.g: Đợi xe bus, đi bộ, trước khi ngủ, lúc rửa mặt. Cuối tuần hoặc mỗi khi kết thúc tiết học đều nhớ lại toàn bộ một lần)

P.S. Nếu là cả một quyển sách vậy thì trước hết hãy phân chia quyển sách đó thành từng chương từng tiết một, mỗi một chương và tiết lại dựa vào quan hệ logic( song song, nhân quả….) phân chia thành điểm tri thức nhỏ hơn. Phân chia càng chi tiết càng mạch lạc thì càng tốt. Trước hết học thuộc khung của kiến thức, rồi dần dần bổ sung nội dung vào trong khung sườn đó.

Vậy thì học thuộc lòng như thế nào?

Áp dụng phương pháp học tập này của tôi, điều không sợ hãi nhất (thậm chí là thích nhất) chính là liều mạng  học thuộc lòng. Bởi vì loại kiến thức này dễ đột phá nhất, có thể dưới tình huống không cần tốn nhiều thời gian mà có thể hiểu được nâng cao thành tích nhanh chóng. Có thể phân loại kiến thức liều mình học thuộc lòng thành văn cổ, công thức, v.v….. Đối mặt với bọn chúng, bạn cần tăng thêm giác quan để giúp đỡ trí nhớ của bạn. Giác quan của con người bao gồm khứu giác, thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác. Lúc nhập những thứ tương đối khô khan hơn nữa còn không dễ nhớ vào văn bản trong đầu thì cố gắng hết sức kèm theo hình ảnh hoặc video vào những nội dung đó.

Luật bất thành văn: Hai luôn luôn tốt hơn một

Có một vài việc bắt buộc mình phải ở trong môi trường khép kín để hoàn thành nó. Ví dụ như bước 2 và bước 3: Nhớ lại điểm kiến thức, sắp xếp và quy hoạch kiến thức. Nhưng mặc dù nói các bước ghi nhớ là cần độc lập và yên tĩnh tuyệt đối. Nhưng sự hợp tác đoàn kết từ đầu đến cuối của các bước ghi nhớ cũng đều vô cùng quan trọng. Ví dụ như bước lí giải ở Step 1 ngay lúc đầu, vấp phải một nội dung không biết nhất định phải kịp thời hỏi lại thầy cô bạn bè, dù sao cũng không được đoán mò lãng phí thời gian một mình trong phòng. Đặc biệt là môn toán. Vấp phải những chỗ khó phải nhờ thầy cô giả đáp sẽ phát hiện hiệu suất sẽ cao hơn tự mình học không phải chỉ một chút đâu.

Học theo nhóm có điểm nào có thể giúp đỡ bạn?

Sau khi học thuộc hết tất cả một lần, sẽ giúp bạn kiểm tra lại những chỗ thiếu sót.

Lúc trao đổi với nhau sẽ làm ghi nhớ sâu hơn.

Nếu có điểm kiến thức làm thế nào cũng không thể hiểu nổi có thể thử giải thích với bạn một lần, trong quá trignh giảng giải có lẽ tự bản thân bạn cũng có sự lĩnh  ngộ mới.

Tại sao tôi lại phải “làm khó” bản thân như vậy?

Bất luận bạn làm cái gì, cách để nâng cao hiệu quả nhanh nhất chính là tìm được động lực. Tự hỏi bản thân mình “tại sao mình phải học tập?” Có lẽ là vì một loại ham muốn muốn đi thể nghiệm thế giới rộng lớn hơn, có lẽ là vì một loại cảm giác thể hiện chính mình, cũng có thể là vì lí do khác. Bất kể là như thế nào, vào lúc bạn vất vả nhất cũng không xem thường bỏ cuộc. Một vài cách khích lệ bản thân khác chính là thường xuyên tưởng tượng thành tích của mình rất tốt, hoặc tự thiết lập cơ chế khen thưởng dài hạn và ngắn hạn cho mình. Thậm chí còn có thể dán tranh ảnh khích lệ trên tường để nhắc nhở chính mình.

Còn tiếp, mời bạn đón xem phần sau ở blog của mình!!

© 版权声明
THE END
Hãy GỬI TẶNG tác giả 1 LIKE nếu bạn thấy thích bài viết này nhé ^^!
点赞1 分享
Bình luận 抢沙发
头像
Hoan nghênh bạn để lại 1 bình luận có giá trị!
提交
头像

昵称

取消
昵称表情代码图片

    暂无评论内容