Kể về Tử Cấm Thành – Tập 2: 3 cung điện chưa một lần mở tham quan

Kể về Tử Cấm Thành – Tập 2: 3 cung điện chưa một lần mở tham quan

Tử Cấm Thành đã tồn tại hơn 600 năm mang theo nhiều câu chuyện ẩn chứa. Dù đã cho mở tham quan nhưng có những nơi vẫn bị cấm không được vào.  Đó là những nơi nào và có câu chuyện nào được ẩn chứa không?

1. Vũ Hoa Các

Trong kho lưu trữ thiết kế cung điện nhà Thanh, có một nơi được gọi là Trung Chính điện. Trung tâm của Trung Chính điện đại sảnh Trung Chính, gồm 10 đền Phật giáo từ nam ra bắc. Trong các ghi chép kể về các cung điện có nhiều câu chuyện bí ẩn và Vũ Hoa Các là một trong số đó. Là hội trường Phật giáo lớn nhất Tử Cấm Thành, Vũ Hoa Các chỉ dành riêng cho Hoàng đế, ngoài các Lạt ma làm lễ Phật Giáo thì không ai được vào. Nơi đây được lưu truyền giữ rất nhiều đồ đạc của năm Càn Long thứ 44. 

Cho đến nay du khách vẫn chưa thể tham quan Vũ Hoa Các, lý do không mở cửa vẫn không rõ, chỉ biết nơi đây là nơi vô cùng cao quý chỉ dành cho Hoàng đế. Có lẽ, lưu truyền về người thường không thể vào cũng là một giải đáp hợp lý về mặt tâm linh.

tử cấm thành 2
Vũ Hoa Các

2. Thiên Cung Bảo Điện

Nằm ở phía đông của Tử Cấm Thành, Thiên Cung Bảo Điện được xây dựng từ thời nhà Minh và tồn tại tới bây giờ. Ban đầu Thiên Cung Bảo Điện có tên là Huyền Khung Bảo Điện. Nhưng đến thời nhà Thanh, Hoàng đế Thuận Trị đã cho cải tạo lại, sửa sang lại điện và đổi tên Huyền Khung Bảo Điện thành Thiên Cung Bảo điện.
Các nhà sử học đã nghiên cứu tư liệu và tìm thấy thông tin về Thiên Cung Bảo Điện được tìm thấy trong “Cố Cung Bác Vật Viện” có ghi, Thiên Cung Bảo Điện là khu vực đền thờ, cụ thể là thờ Thần Hạo Thiên và là nơi diễn ra các hoạt động đạo giáo trong cung điện.

Cung điện Thiên Cung Bảo Điện vẫn còn được giữ nguyên vẹn cho tới ngày nay và được bảo quản ở trình trạng tốt. Tuy nhiên khu vực này đã đóng cửa không cho khách tham quan những năm qua. Những người làm việc tại Tử Cấm Thành đã gọi Thiên Cung Bảo điện với một tên khác là “Thế ngoại Đào Nguyên”

Thiên Cung Bảo Điện

3. Phạn Tôn Lâu

Năm Càn Long thứ 33, trong thời kì đất nước phát triển thịnh vượng. Hoàng đế Càn Long ra sắc lệnh xây dựng một ngôi chùa uy quyền trên đỉnh núi Tây Sơn dành cho bản thân mình và đặt tên chùa là Phạn Tôn Lâu. Có thể nói rằng, Phạn Tôn Lâu cũng là công trình Phật giáo mới nhất được xây dựng tại hội trường Phật giáo Trung Chính điện trong Tử Cấm Thành. Cũng là một nơi không được tham quan.

Trong lịch sử ghi chép lại rằng, Phạn Tôn Lâu chỉ chỉ là một Phật đường có diện tích nhỏ nhưng chi phí xây dựng lên đến 5.276,455 lạng bạc. Đặc ân của Phạn Tôn Lâu được hưởng là điều mà bất kỳ ngôi chùa nào thời nhà Thanh bấy giờ đều mong ước. 

Hoàng đế Càn Long coi mình chính là hóa thân của Văn Thù Sư Lợi, vì vậy ông đã cho lệnh đúc một bức tượng lấy khuôn mặt mình sau đó đặt trong Phạn Tôn Lâu. Chưa hết, ở các hạng mục ngoài đại sảnh Phật đường Phạn Tôn Lâu còn có đầy đủ long bào, áo giáp, vũ khí và đồ dùng của hoàng đế Càn Long vô cùng quý giá và giá trị.

Có thể thấy rằng, ngôi chùa Phạn Tôn Lâu này không chỉ mang giá trị tôn giáo thời nhà Thanh bấy giờ mà còn có ý nghĩa quan trọng đến cuộc đời chính hoàng đế Càn Long và ông vô cùng coi trọng nó.

Phạn Tôn Lâu

Ba nơi này từ Vũ Hoa Các, Phạn Tôn Lâu, Thiên Cung Bảo Điện, cho dù bắt đầu từ thời điểm nào và đã xảy ra những gì, đều là những điều bí ẩn bên trong Tử Cấm Thành và không một ai dám khai phá, mang hương thái tâm linh trăm năm và vô cùng linh thiêng, sẽ chưa đưa được lời giải đáp ra thế giới bên ngoài.

© 版权声明
THE END
Hãy GỬI TẶNG tác giả 1 LIKE nếu bạn thấy thích bài viết này nhé ^^!
点赞0 分享
Bình luận 抢沙发
头像
Hoan nghênh bạn để lại 1 bình luận có giá trị!
提交
头像

昵称

取消
昵称表情代码图片

    暂无评论内容