Kể về Tử Cấm Thành – Tập 5: Tử Cấm Thành do người Việt thiết kế​

Kể về Tử Cấm Thành – Tập 5: Tử Cấm Thành do người Việt thiết kế

Tử Cấm Thành Trung Quốc là cung điện bằng gỗ lớn nhất thế giới. Tồn tại hơn 600 trăm qua các triều đại nhà Minh và nhà Thanh. Bạn có biết công trình này là do một kiến trúc sư người Việt làm ra? 

1. Kiến trúc sư người Việt tài năng Nguyễn An

Đúng vậy, công trình Tử Cấm Thành nổi tiếng là công lao của Nguyễn An. Ông sinh năm 1931 tại Hà Đông, là một kiến trúc sư tài hoa, 16 tuổi đã tham gia sửa chữa thành Thăng Long theo lệnh vua Trần Thuận Tông thời bấy giờ.

Năm 1407 dưới sự thất bại của nhà Hồ, nhà Minh bây giờ đã săn lùng và bắt những người tài đất Việt như Vương Cấn, Phạm Hoằng, các danh y, danh sư sang Trung Quốc. Trong đó có Nguyễn An được đưa sang làm thái giám với tên gọi là A Lưu (阿留).

Khi Hoàng đế nhà Minh – Minh Thành Tổ ra lệnh xây dược kinh đô đặt tại Bắc Kinh. Những người được lựa chọn để thiết kế, xây dựng kinh thành nguy nga gồm có Sái Tín, Trần Khuê, Ngô Trung, Lục Tường, Khoái Tường, Trương Tư Cung. Trong đó có Nguyễn An rất được vua khen ngợi về sự tài hoa, đã được ủy tác trọng trách thiết kế, đôn đốc xây dựng, quyền hạn của ông chỉ sau Minh Thành Tổ. Thời gian thiết kế kinh thành kéo dài 17 năm, riêng 13 năm đã dành cho thiết kế và tập trung vật liệu khắp cả nước. 

Bản vẽ xây dựng Tử Cấm Thành

Nguyễn An đưa ra nhiều bản thiết kế khác nhau nhưng vua không đồng ý, ra lệnh ngày mai không có bản thiết kế ưng ý sẽ chém đầu ông. Kiến trúc sư người Việt – Nguyễn An lấy ý tưởng từ lồng nuôi dế để cho ra bản kiến trúc xếp tầng lớp và làm việc ngày đêm, ông thiết kế theo quan niệm vũ trụ trời trọn, đất vuông. Nơi vua ở đặt tại trung tâm như sao Bắc Đẩu, thiết kế xa hoa tráng lệ như trên thiên cung. Minh Thái Tổ đã khen ngợi ông hết lời.

2. Người quy hoạch tài hoa và sáng tạo

Khi khai thác đá ở nhiệt độ âm 20 độ C, việc vận chuyện tảng đá 300 tấn đến đến tử cấm thành vô cùng khó khăn. Nguyễn An đã vô cùng sáng tạo khi tận dụng địa hình, đào 1 rãnh nước và dẫn nước sông vào. Nhanh chóng nước sông bị đóng băng, đá được trượt trên dòng băng đến Tử cấm thành dễ dàng. Ý tưởng của kiến trúc sư người Việt – Nguyễn An khiến hậu thế vô cùng khâm phục.

Nguyễn An là con người tài giỏi, có khả năng quy hoạch và đối xử tốt với thuộc hạ. Tổ chức lao động và nghỉ ngơi vô cùng hợp lý. Các phân bổ này đã giúp Nguyễn An xây dựng chín cửa thành lầu, hào thành, cầu cống chỉ với 1 vạn quan binh. Dân chúng không bị ảnh hưởng, Hoàng đế vô cùng hài lòng. 

Sách “Kinh thành ký thắng” của Dương Sĩ Kỳ viết: “Nguyễn An tự tay vạch kiểu mắt ngắm là nghĩ ra cách làm, tất cả đều đúng với quy chế, nghĩ là thành. Thợ công đều chịu khoanh tay, bái phục, nghe ông chỉ bảo và sai khiến. Quả là một người đại tài, xuất chúng”.

Ý tưởng xâ y dựng Tử Cấm Thành lộng lẫy như Thiên Cung, tầng tầng lớp lớp của kiến trúc sư người Việt – Nguyễn An

3. Chuyên gia trị thủy người Việt

Không chỉ là nhà kiến trúc đại tài, có công thiết kế Tử cấm thành, Nguyễn An còn góp công trong các công trình trị thủy sông Hoàng Hà đang gặp phải những trận lụt lớn năm 1444, 1445. Vì nghĩa quên thân, nhưng ông đã qua đời khi trị thủy vùng Sơn Đông. Trước khi chêt ông muốn đem của cải của mình vào quỹ và chia sẻ cho những người dân gặp nạn lũ ông chưa đi qua. 

Các nhà sử học cho biết, sử sách ghi lại Hoạn quan Nguyễn An (A Lưu) làm việc thanh bạch, liên khiết hiếm có, yêu thương dân chúng. Là người kiệt xuất xuất thân từ Hoạn quan có công lớn cho quốc gia. 

Ngày nay ở Trung Quốc, Tam Bảo thái giám thì ai cũng biết, riêng nhà đại kiến trúc Nguyễn An – A Lưu thì ngay học giả, chuyên gia ít ai hay.  Tôi nghĩ với công lao to lớn của ông không chỉ riêng việc xây dựng Tử cấm thành thì người dân nước bạn cũng nên uống nước nhớ nguồn.

500 năm sau khi Nguyễn An mất (năm 1953), các nhà sử học Việt Nam như Trần Văn Giáp, Minh Tranh, Đào Duy Anh và Đặng Thai Mai lần lượt sang thăm Trung Quốc, đến Thư viện Bắc Kinh thu thập sử liệu Việt Nam, trong đó có các tài liệu về Nguyễn An.

© 版权声明
THE END
Hãy GỬI TẶNG tác giả 1 LIKE nếu bạn thấy thích bài viết này nhé ^^!
点赞0 分享
Bình luận 抢沙发
头像
Hoan nghênh bạn để lại 1 bình luận có giá trị!
提交
头像

昵称

取消
昵称表情代码图片

    暂无评论内容