Kể về Tử Cấm Thành – Tập 7: Tây Lục Cung​

Kể về Tử Cấm Thành – Tập 7: Tây Lục Cung

Đông – Tây lục cung là nơi các phi tần của Hoàng đế sinh sống. Sự diễm lệ của nơi đây thường được khắc họa trên phim ảnh. Hãy tìm hiểu về cấu trúc xây dựng của Tây lục cung ra sao nhé!

1.Dực Khôn cung

Dực Khôn Cung được xây dựng vào năm 1417 và nằm ở phía Tây lục cung. Có tên gọi ban đầu là Vạn An cung và được đổi thành Dực Khôn cung vào vào thời Gia Tĩnh đế, được lựa chọn làm nơi ở của Hoàng hậu, phi tần nhà Thanh sau này. Ngoài bản thể nguyên mẫu về Dực Khôn Cung gồm 2 tiến viện nhưng hậu điện của Dực Khôn cung đã cải thành Thể Hòa điện bây giờ để mở rộng diện tích, các gian Đông – Tây nhĩ phòng đều được thông với nhau. Đồng thời cấu trúc cung điện được thông với Trữ tú cung thành 4 tuyến viện thông nhau. 

Chính điện của Dực Khôn Cung gồm 5 gian, ngói nhà làm từ gạch lưu ly từ đỉnh chính điện cho tới hành lang, phía dưới mái hiên làm đấu củng. Đây từng là nơi ở của các quý phi, phi tần các thời Minh, Thanh.

tây lục cung
Dực Khôn cung

2.Trường Xuân cung

Được xây dựng và hoàn thành năm 1420, Trường Xuân Cung nơi này ban đầu để tên là Trường Xuân Cung, ănm 1535 được đổi thành Vĩnh Ninh cung vào phục dựng lại tên cũ vào năm 1615.

Năm Hàm Phong thứ 9, các kiến trúc sư đã dỡ bỏ Trường Xuân môn và đem hậu viện Khải Tường cung đổi thành Xuyên Đường viện. Tại đây vua Hàm Phong đã tự tay viết một bức hoành “Thể Nguyên điện” . Từ đó nối Khải Tường cung và Trường Xuân cung làm một thể tạo thành Nam – Bắc bốn tiến viện tại Tây lục cung.

tây lục cung
Trường Xuân cung

3. Trữ Tú cung

Trữ Tú Cung có tên ban đầu là Thọ Xương cung và năm Gia Tĩnh thứ 14 (1535) được đổi thành Trữ Tú cung ,trải qua nhiều lần tu sữa và tổng kinh phí lên tới 63 vạn lượng bạc ngân Trữ Tú Cung là cung điện rất lộng lẫy.

Với các cấu trúc gồm Phúc điện, Trữ Tú cung tây thứ gian,  Trữ Tú cung Đông sao gian, Dưỡng Hòa điện, Hoãn Phúc điện, Lệ Cảnh hiên, Phương Quang thất, Y lan Quán và giếng nước. Trữ Tú Cung xinh đẹp thuộc Tây lục cung thường được các quý phi các triều đại lựa chọn làm nơi cư trú.

tây lục cung
Trữ Tú Cung

4. Hàm Phúc cung

Hàm Phúc cung hoàn thành xây dựng vào năm 1420, tên đầu tiên của nơi đây là Thọ An cung và đến năm 1535 thì đổi lại là Hàm Phúc cung cho tới nay tại Tây lục cung. Những năm Càn Long, Hàm Phúc cung được cải tạo lại thành chỗ ở tùy hứng của Hoàng đế. Khi Càn Long băng hà, vua Gia Khánh đã ở đây 10 tháng để tỏ lòng hiếu kính,  việc xử lý những cộng vụ, chính sử cũng được vua Gia Khánh xử lý tại đây. Sau khi vua Gia Khánh băng hà, Đạo Quang Đế cũng ở tại đây để chịu tang vua cha. Sau này, Hàm phúc cung được khôi phục lại là nơi ở cho phi tần ở Tây lục cung.

tây lục cung
Hàm Phúc Cung

5. Khải Tường cung

Tên ban đầu của Khải Tường Cung là Vị Ương cung, được đổi thành Khải Tường cung vào năm Gia Tĩnh thứ 14, sau này được đổi tên là Thái Cực điện. Trước đây tại chính điện của Khải Tường Cung có treo biển tên cung, nhưng thời vua Càn Long đã bỏ đi và ra lệnh không được sửa đổi lại.Kiến trúc của Khải Tường cung chủ yếu gồm có: Khải Tường môn, Thái Cực điện, Thái Cực điện Tây sao gian, Thái Cực điện Tây thứ gian, Thái Cực điện Minh gian, Thái Cực điện Đông thứ gian, Thể Nguyên điện Tây thứ gian, Thể Nguyên điện minh gian, Thể Nguyên điện Đông thứ gian, Thể Nguyên điện Đông sao gian, Sân khấu kịch, Di Tính hiên, Nhạc Đạo đường, , Thái Cực điện Đông sao gian, Đông và Tây phối điện, Thể Nguyên điện, Thể Nguyên điện Tây sao gian. 

Thái Cực điện Khải Tường Cung nguyên chỉ là hai tiến viện, phía sau là Thanh hậu lỳ được cải tạo khiến Thái cực điện cùng với Trường Xuân môn dựng thành Xuyên Đường điện. Do vậy trong Tây lục cung có Trường Xuân Cung và Khải Tường Cung được thông với nhau.

tây lục cung
Khải Tường cung

6. Vĩnh Thọ cung

Vĩnh Thọ cung được xây dựng và hoàn thành vào năm 1420, tên gọi ban đầu của nơi đây là Trường Lạc cung và được đổi thành Dục Đức cung Năm Gia Tĩnh thứ 14. Tiếp đó năm Vạn Lịch thứ 44 được đổi thành Vĩnh Thọ cung và giữ tên tới ngày nay. Vĩnh Thọ cung là nơi ở của hậu phi qua các triều đại nhà Thanh và nhà Minh, từng là nơi ở của Lệnh ý Hoàng Quý Phi.  

Thời kì Quang Đạo đế xảy ra nạn giặc trong – ngoài cấu kết, nhưng triều đình lại luôn che giấu và đem nhưng mật tấu từ biên cương giấu kín tại Vĩnh Thọ cung. Do vậy Vĩnh Thọ cung bao gồm tiền và hậu điện được sử dụng làm nơi lưu trữ ngự vật vào thời Quang Tự Đế.

Kiến trúc Vĩnh Thọ cung thuộc Tây lục cung bao gồm: Vĩnh Thọ môn, Vĩnh Thọ cung, Đông – Tây phối điện, Hậu điện, Tỉnh đình.

tây lục cung
Vĩnh Thọ Cung
© 版权声明
THE END
Hãy GỬI TẶNG tác giả 1 LIKE nếu bạn thấy thích bài viết này nhé ^^!
点赞0 分享
Bình luận 抢沙发
头像
Hoan nghênh bạn để lại 1 bình luận có giá trị!
提交
头像

昵称

取消
昵称表情代码图片

    暂无评论内容