Vài biện pháp khi thiếu động lực hay thiếu hứng thú

Nhận định nguyên nhân:

Vì sao bạn thường cảm thấy thiếu động lực hay thiếu hứng thú trong học tập/ công việc? Phần lớn có lẽ do bạn không cảm thấy những nỗ lực mình bỏ ra sẽ cải thiện kết quả mà bạn mong muốn. Và khi đó, bạn cũng chẳng còn động lực nào để chăm chỉ nữa. Động lực của mỗi người thật ra ảnh hưởng rất lớn đến thái độ của họ khi đương đầu với khó khăn. Cũng có thể, trong những trường hợp tương tự, bạn đã từng gặp những trải nghiệm rất gây nản lòng; hoặc từ bé đã chẳng ai động viên bạn đúng lúc, để rồi bạn đã tự nghĩ rằng “Mình sẽ chẳng làm được gì cả”. Thêm vào đó, mỗi người đều luôn tự phán xét trí tuệ của mình, và quá trình học tập cũng ảnh hưởng đến động lực. Nếu bạn TIN rằng bài tập này sẽ được giải quyết nhanh chóng và dễ dàng thôi, chứ chẳng hề mất thời gian hay khó khăn gì, vậy thì khi đối diện với những bài khó nhằn hơn tưởng tượng bạn sẽ mất ý chí ngay lập tức. Cũng giống như vậy, nếu bạn cho rằng trí tuệ là một thứ bẩm sinh đã có, có bao nhiêu dùng bấy nhiêu, thế thì bạn cũng không hiểu hết ý nghĩa của việc tích luỹ tri thức. Cuối cùng, nếu bạn cho rằng thành công phụ thuộc vào tài năng nhiều hơn nỗ lực, thế thì động lực làm việc của bạn cũng biến mất rồi. Điều này có thể xảy ra kể cả khi bạn tin rằng bạn đã hội tụ đủ tiềm năng (“Mình là một tác giả giỏi, mình chẳng cần bắt đầu viết bản thảo sớm làm gì”), hay thiếu khả năng (“Mình đã dốt Toán thế này rồi, còn cố làm gì nữa?”).

Giải pháp:

1. Nhận diện mức độ của thử thách

Để tự thúc đẩy bản thân, bạn phải đặt ra những chuẩn mực vừa thách thức nhưng vẫn trong tầm với thực tế, với những nỗ lực mang lại ý nghĩa cụ thể. Để nhận định được thế nào là “thách thức trong tầm với”, những kiến thức và kinh nghiệm sẵn có của bạn trước khi bắt đầu bài tập/ bài học/ công việc là rất quan trọng để bạn có thể nhận định được mình nên bắt đầu từ đâu và quá trình sẽ nhanh hay chậm thế nào. Rà soát lại những gì trước đây bạn đã từng học/ làm có thể giúp bạn xác quyết được trình độ mình đang ở đâu. Thử tìm thầy cô của môn học đó, leader của nhiệm vụ đó để trò chuyện và lắng nghe nhận định của họ cũng giúp ích rất nhiều.

2. Tạo cơ hội để tập luyện và được nhận xét càng nhiều càng tốt

Động lực của một người thường sẽ tăng nếu họ cảm nhận được những nỗ lực của mình đang giúp họ tiến gần hơn với một mục tiêu nào đó. Chính vì vậy, sẽ rất quan trong để tự tạo cho bản thân: 1. Những cơ hội để tập luyện những kỹ năng hữu dụng và kiến thức trong một môi trường không quá căng thẳng. 2. Thu thập những nhận xét, đánh giá, feedback mang tính xây dựng kịp thời. 3. Áp dụng nhận xét vào công việc thực tế. Cơ hội để nhận đánh giá và áp dụng những đánh giá đó chính là tiền đề xây dựng lòng tự tin của mỗi cá nhân, giảm thiểu những suy nghĩ sai lầm về việc học hỏi và về trí tuệ – ví dụ, một bạn luôn tự ti rằng mình học không giỏi Toán, nhưng sau nhiều lần luyện tập thấy mình tiến bộ rồi, có thể bạn sẽ tự đánh giá lại bản thân mình và hào hứng hơn với quá trình học tập. Nhưng có một điều quan trọng bạn cần nhớ, tạo nhiều cơ hội hơn không có nghĩa là bạn cần phải mang thêm nhiều gánh nặng về điểm số hơn, vì mục đích duy nhất của việc này chính là giúp bạn từ từ tiến bộ.

3. Tham khảo những phương pháp giáo dục mang lại hiệu quả cao

Chăm chỉ thì nhiều mà kết quả lại thấp, có thể khiến một người rất mau chóng mà mất đi động lực. Bạn cần phải tham khảo những tips và hướng dẫn sao cho học hành và làm việc có hiệu quả hơn. Ví dụ như cách đọc lướt một đoạn văn (VD: nắm kỹ tiêu đề, vẽ bảng tóm tắt, nhận định mục tiêu của tác giả), và xử lý mọi thứ có trật tự (VD: chỉ ra lỗi sai, nhận định cách sửa lỗi, những lỗi tương tự thường gặp). Đặc biệt là những học sinh đầu cấp (lớp 10, năm nhất ĐH) rất cần những lời khuyên hữu ích, bởi đây là những đối tượng vừa thiếu kỹ năng lại vẫn còn bỡ ngỡ với tiến trình và phương pháp học. Nhưng trong một số trường hợp, những học sinh/ sinh viên yếu ở một môn học cụ thể nào đó cũng rất cần. Bằng cách tham khảo và vận dụng những phương pháp học tập mang lại hiệu quả cao, bạn có thể đạt được những thành tựu tốt hơn cho công sức mà bạn bỏ ra, từ đó động lực được nâng lên, cũng sẽ tiến. bộ hơn rất nhiều.

4. Tổng kết và tự nhận định lại cách học của mình

Thêm một cách đế thúc đẩy động lực, đó là tự tổng kết và nhận định lại xem những phương pháp học tập/ làm việc mà bạn đã chọn đã ảnh hưởng đến kết quả của bạn thế nào. Ví dụ, bạn có thể tự hoàn thành một bảng gồm các câu hỏi : Bạn đã làm gì để chuẩn bị cho bài kiểm tra/ bài tập này? Bạn còn kỹ năng gì cần hoàn thiện? Nếu bạn phải làm lại bài kiểm tra/ bài tập/ công việc này thêm lần nữa, bạn sẽ làm khác đi hay vẫn giữ nguyên, khác đi thế nào? Bạn tốn bao nhiêu thời gian để hoàn thành bài? Bạn check lại bao nhiêu lần trước khi quyết định nộp?..v.v Những câu hỏi đi vào chi tiết thế này sẽ giúp bạn khám phá ra những phương thức mà có thể trước đây bạn chưa từng nghĩ ra. Chúng cũng có thể giúp bạn nhận ra giá trị của sự nỗ lực, và nâng cao khả năng nhận thức được việc chấp nhận kết quả. Cuối cùng, việc tự nhận định cách học tập sẽ giúp bạn phát huy ưu thế, và từng bước khắc phục khuyết điểm của chính mình. 

5. Đặt ra những kỳ vọng sát với thực tế

Nếu bạn có những kỳ vọng phi thực tế, bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy thất vọng khi nhận ra có một số việc cần những quá trình rất lâu, những nỗ lực không mệt mỏi trong thời gian rất dài. Cần gạt bỏ những suy nghĩ ngây thơ rằng việc gì bạn cũng sẽ làm được, và đặt kỳ vọng gần sát với thực tế. Ví dụ, không phải học sinh nào cũng có thể đặt bút xuống và viết Văn hay ngay lập tức, vì vậy nếu bạn muốn giỏi Văn, hãy bắt đầu luyện tập càng sớm càng tốt, lên kế hoạch, luyện tập, lặp lại. Bạn cũng có thể chia bài tập ra thành nhiều phần nhỏ (VD : lập dàn ý, tìm hiểu vấn đề, viết thử, đọc lại…) và quy định một khoảng thời gian nhất định dành cho mỗi phần. Thật ra, những học bá đều có gánh nặng riêng, dù là nghiên cứu sinh hay học sinh đều mệt mỏi, nhưng họ luôn có cách vượt qua chúng. Những người tài hoa, thông minh hơn bạn cũng rất vất vả để trở nên giỏi giang; quá trình học tập của họ chưa từng thiếu mồ hôi, nước mắt. Hãy lấy đây làm động lực để chỉnh đốn lại việc học hành và rèn giũa ý chí khi muốn bỏ cuộc.

[ END ]

© 版权声明
THE END
Hãy GỬI TẶNG tác giả 1 LIKE nếu bạn thấy thích bài viết này nhé ^^!
点赞0 分享
Bình luận 抢沙发
头像
Hoan nghênh bạn để lại 1 bình luận có giá trị!
提交
头像

昵称

取消
昵称表情代码图片

    暂无评论内容