100 cách để tiết kiệm tiền nhanh chóng (Part IV)

66. Mua một căn hộ nhỏ hơn.

Một ngôi nhà lớn đồng nghĩa với một khoản thế chấp cao hơn, tỷ lệ bảo hiểm lớn hơn, thuế định kỳ tài sản cao hơn, hóa đơn điện nước nhiều hơn và chi phí bảo trì nhiều hơn. Hãy xem xét chuyển sang một căn hộ hay một ngôi nhà nhỏ hơn và nhớ rằng, hầu hết sự khác biệt về không gian chỉ là do cách bạn bố trí và lưu trữ những thứ bạn không thực sự cần sử dụng.

67. Tối ưu hóa lộ trình khi đi làm của bạn.

Đảm bảo rằng bạn đang lái xe đến nơi làm việc và đi từ nhà trên cung đường thuận tiện nhất, nhằm giảm thiểu quãng đường đi và về cũng như những cám dỗ. Tuyến đường đi làm tốt nhất là tuyến đường đưa bạn về thẳng nhà với khoảng cách ngắn nhất, lý tưởng nhất là không đi gần những nơi bạn muốn dừng lại rồi la cà, và sau đó phát sinh những khoảng chi tiêu ngoài dự tính.

68. Luôn luôn yêu cầu các khoản phí mà trong quy định có viết rõ là được miễn.

Bất cứ khi nào bạn nhận được một hóa đơn hoặc một bảng sao kê có các khoản phí bổ sung, hãy hỏi rõ liệu chúng là gì và nếu bạn thấy có vấn đề, hãy yêu cầu kiểm tra lại quy định, có thể chúng nằm trong số được miễn giảm.

69. Ăn ít thịt lại và nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt hơn.

Thịt đắt hơn nhiều so với hầu hết các loại trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt, do đó chuyển sang ăn ít thịt hơn sẽ giúp giảm hóa đơn chi tiêu cho thực phẩm của bạn.

70. “Niêm phong không khí” trong nhà bạn.

Điều này có nghĩa là, hãy đến mọi khung cửa sổ và cửa ra vào trong nhà, rồi đảm bảo rằng không có không khí lọt qua. Điều này ngăn luồng khí mát thoát ra khỏi nhà vào mùa hè và giữ lại khí ấm bên trong vào mùa đông, giúp cho AC và lò sưởi của bạn hoạt động ít hơn. Hầu hết các bước trên thực sự không tốn kém và chỉ cần một khẩu súng đóng keo cùng một ống tuýp nhựa.

71. Lên kế hoạch để các kỳ nghỉ được “thoải mái hơn”.

Khi bạn lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, hãy khiến kế hoạch “giãn lỏng” hơn bình thường. Thay vì chuẩn bị trước mỗi ngày với hàng tá hoạt động, hãy thả lỏng và thuận theo duyên số khi bạn đi du lịch. Đó cũng là lúc bạn sẽ tìm thấy những điều miễn phí để trải nghiệm hay hững điều bất ngờ để khám phá.

72. Đăng ký kế hoạch thanh toán nợ tự động cho các khoản vay sinh viên.

Nhiều khoản vay sinh viên sẽ giảm lãi suất nếu bạn đăng ký thanh toán tự động, không chỉ giúp giảm thiểu hóa đơn hàng tháng của bạn (hoặc giảm số lần thanh toán), mà còn đảm bảo rằng bạn không bị vô tình quên ngày trả trong tương lai.

73. Thay nhớt và máy lọc gió trên ô tô của bạn.

Đây là những công việc bảo dưỡng ô tô mà bạn có thể tự thực hiện bằng những dụng cụ đơn giản. Sách hướng dẫn sử dụng ô tô (và mạng xã hội) sẽ cho bạn biết mọi thứ bạn cần làm.

74. Có một bữa tiệc tối “cùng chia sẻ” hấp dẫn.

Mời mọi người dùng bữa tối với bạn và yêu cầu họ đóng góp những món ăn phụ và / hoặc đồ uống và / hoặc đồ nướng. Điều này có nghĩa là mỗi người các bạn chỉ phải chi trả một phần thức ăn và mọi người sẽ có một bữa ăn ngon không hề tốn kém với bạn bè.

75. Đóng gói thực phẩm và đồ uống cho các chuyến đi đường dài hoặc đi du lịch.

Nếu bạn thường xuyên phải di chuyển trên đường, hãy mua trước đồ ăn nhẹ và đồ uống ở những cửa hàng tạp hóa. Nếu đó là một chuyến đi dài ngày, hãy chuẩn bị sẵn một vài món ăn nhẹ. Tránh xa các cửa hàng tiện lợi và đồ ăn nhanh sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền hơn.

76. Xem xét khả năng giảm thiểu số lượng xe hơi của bạn.

Bạn có đang sở hữu hai hoặc ba chiếc xe? Gia đình bạn có thể sử dụng ít hơn một chiếc xe để di chuyển không? Mức độ thường xuyên mà các ô tô được sử dụng như thế nào? Nếu có chiếc xe nào ít khi được dùng đến, có cách nào để giải quyết những tình huống đó không?

77. Điều hướng sở thích từ “hưởng thụ” thành “tham gia”.

Nhiều sở thích, chẳng hạn như đọc sách, board games, trò chơi điện tử hoặc đi bộ đường dài, có thể dễ dàng tiết kiệm hơn những sở thích sưu tầm tốn kém. Hãy đặt mục tiêu sở thích cho bản thân tập trung vào việc thực sự tham gia vào mọi hoạt động hơn là tích lũy nhiều thứ. Lập danh sách những cuốn sách bạn muốn đọc, thêm vào đó hoặc danh sách những tuyến đường mòn mà bạn muốn chinh phục, hoặc những trò chơi điện tử mà bạn thấy hấp dẫn.

78. Hãy tạo thói quen chuẩn bị thức ăn cho cả tuần vào Chủ Nhật.

Dành ra một vài giờ vào mỗi Chủ Nhật để chuẩn bị thức ăn trước cho tuần tới và nếu có thể thì tuần sau nữa. Điều này sẽ khuyến khích bạn dùng bữa nhiều hơn ở nhà, tiết kiệm bớt thời gian những khi bạn cực kỳ bận rộn (các buổi tối tăng ca trong tuần chẳng hạn) và có thể thực hiện những công việc đó sau, khi bạn không quá bận (các buổi chiều Chủ Nhật).

79. Có một bữa tiệc với thức ăn đã được chuẩn bị từ trước.

Cùng với một số kế hoạch, bạn có thể biến “ngày Chủ Nhật chuẩn bị thức ăn” của mình thành một sự kiện tụ họp. Mời một số bạn bè cùng tham gia chuẩn bị bữa ăn và chia sẻ một phần công việc với nhau. Điều này thực sự có thể giúp bạn mua nhiều nguyên liệu hơn với số lượng lớn, vừa dễ dàng hơn lại vừa rẻ tiền, như các bao gạo lớn chẳng hạn.

80. Đầu tư vào một tủ đông lạnh chất lượng để lưu trữ nhiều thực phẩm mà bạn đã chuẩn bị trước và các loại thực phẩm số lượng lớn.

Nếu bạn có thói quen chuẩn bị trước các bữa ăn , bạn có thể thấy tủ đông lạnh là một khoản đầu tư rất tuyệt vời. Bạn có thể lấp đầy tủ lạnh đó với các bữa ăn đã làm từ trước cũng như tận dụng lợi thế đó để kinh doanh thêm dịch vụ nấu ăn hay thực phẩm.

81. Khi lò sưởi hoặc máy lạnh của bạn bị lỗi/ hỏng, hãy xem xét các tùy chọn địa nhiệt.

Ở nhiều khu vực, hệ thống sưởi và làm mát bằng địa nhiệt thực sự có thể tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với lò đốt hoặc lò đốt truyền thống. Các hệ thống như vậy dựa vào nhiệt độ ổn định sâu dưới lòng đất để sưởi ấm hoặc làm mát nhà của bạn một cách hiệu quả.

82. Hủy bỏ dịch vụ sử dụng điện thoại cố định của bạn.

Trừ khi có lý do chính đáng để giữ số điện thoại bàn, hãy hủy bỏ dịch vụ đó và chỉ giữ lại điện thoại di động.

83. Đều đặn mỗi tháng, hãy tham gia những khóa học để học hỏi kỹ năng (trong đó có tiết kiệm tiền).

Dành một chút thời gian mỗi tháng để học một kỹ năng mới có thể giúp bạn tiết kiệm tiền về lâu dài. Mạng xã hội có thể giúp bạn. Hãy dành một chút thời gian để học cách nấu món gì đó mà bạn từng gặp khó khăn, hoặc cách sửa chữa bồn cầu, hoặc cách sửa vòi nước bị rò rỉ. Tìm hiểu về những điều này khi khủng hoảng vẫn chưa xảy ra, để bạn lúc nào cũng trong tâm thế sẵn sàng đối phó với mọi vấn đề nếu có bất ngờ.

84. Dự kiến các nhu cầu thay thế sắp/ sẽ xảy ra.

Đừng đợi cho đến khi một vật gì đó trong nhà bị hỏng rồi bạn mới bắt đầu nghĩ đến việc thay thế nó. Nếu bạn đang lên kế hoạch cho lịch bảo trì (xem #30), bạn có thể đã nhận thấy và dự đoán được các vấn đề lớn bắt đầu xuất hiện trước khi chúng trở thành một cuộc khủng hoảng tốn kém.

85. Lưu lại một danh sách những vật dụng tạp hóa mà bạn có nhu cầu sử dụng liên tục.

Bất cứ khi nào bạn nhận thấy có thứ gì đó bạn sắp cần hoặc sẽ cần, hãy lấy giấy bút và ghi lại nó. Điều này làm tăng sự khả tín và tiện lời vào danh sách hàng cần mua của bạn (mẹo số #), từ đó bạn có thể dành ít thời gian hơn trong cửa hàng và sẽ ít bị cám dỗ hơn bởi những hành động mua hàng bốc đồng. Thay vào đó, bạn cứ việc tập trung vào danh sách đã viết sẵn của mình.

86. Thực hiện các nghiên cứu có thẩm quyền và đáng tin cậy về các giao dịch mua sắm đắt tiền.

Hãy dành thời gian ghé qua thư viện và xem kho lưu trữ các tệp tin “Báo cáo mua bán của Người tiêu dùng” hoặc các ấn phẩm đáng tin cậy khác của họ.

87. Sử dụng những loại bình có vòi bơm (vòi nhấn) khi tắm.

Hầu hết các chai dầu gội, dầu xả và xà phòng dạng lỏng đều thường bị đổ ra quá nhiều một lúc, nghĩa là hầu hết chúng có nhiều khả năng sẽ bị lãng phí xuống cống. Vì vậy, hãy thay bằng một chai có vòi bơm cho mỗi chai, đổ đầy và sử dụng ống bơm khi bạn cần dùng.

88. Tìm một người bạn cùng chia sẻ phòng bạn đang thuê.

Có một người bạn cùng phòng có thể giảm đáng kể tiền thuê nhà hoặc tiền thế chấp, tiền điện nước và thậm chí là các chi phí khác tùy thuộc vào cách hai bạn chia sẻ mọi thứ.

89. Khi bạn muốn mua sắm quần áo, hãy bắt đầu từ các cửa hàng đồ cũ, vintage, secondhand.

Đừng chỉ vội vàng tìm đến các cửa hàng quần áo giá cả đắt đỏ khi bạn cần quần, áo sơ mi, áo kiểu hoặc váy mới. Thay vào đó, hãy bắt đầu bằng cách kiểm tra giá treo đồ tại các cửa hàng đồ cũ, sau đó chuyển sang khu vực giảm giá và thanh lý.

90. Hỏi han mọi người xung quanh trên các phương tiện truyền thông xã hội.

Đừng chỉ ngay lập tức chạy đi mua thứ gì đó mà bạn vừa phát hiện ra rằng mình cần. Nếu một đồ vật cũ vẫn còn dùng ổn, hãy hỏi cộng đồng xã hội xung quanh bạn xem có ai đang cần thứ đó không hoặc ngược lại, cũng hãy hỏi xem có ai đang muốn nhượng lại thứ bạn cần mua không.

91. Lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ cắm trại (picnic).

Cắm trại là một kỳ nghỉ cực kỳ ít tốn kém nếu bạn có đầy đủ hành trang cần thiết. Nếu bạn muốn thử cắm trại và xem kiểu này có phù hợp với bản thân không, hãy mượn thiết bị và thử đi nào. Nếu cảm thấy phù hợp, hãy bắt đầu từ từ đầu tư vào các thiết bị cắm trại. Bạn sẽ có một kỳ nghỉ rất rẻ, và sẽ mở ra cơ hội cho rất nhiều kỳ nghỉ sau đó!

92. Mở rộng phạm vi tìm kiếm khi đặt phòng khách sạn.

Nếu bạn cần thuê một phòng khách sạn vì lý do nào đó, đừng chỉ tập trung vào các khách sạn ở chính xác thành phố nơi bạn cần đến. Bạn có thể tìm thấy những khách sạn rẻ hơn nhiều nếu bạn sẵn sàng lái xe xa hơn một chút khoảng 10 hoặc 20 dặm mỗi ngày.

93. Cân nhắc các loại thuốc và thực phẩm chức năng thông thường.

Nếu bạn dùng thuốc biệt dược, hãy nói chuyện với bác sĩ và xem xem liệu có phiên bản khác của loại thuốc đó có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của bạn hay không. Thuốc thông thường có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều tiền của chi phí kê đơn.

94. Đi đến những nơi bạn có thể mặc cả (trả giá).

Ví dụ: nếu bạn cần mua rau sạch, hãy đến chợ nông sản. Nếu bạn mua nhiều mặt hàng cùng lúc từ một nhà cung cấp duy nhất, bạn cũng thường có thể mặc cả một chút về giá.

95. Tiết kiệm những loại quần áo đã mặc.

Khi một bộ quần áo đã quá cũ để sử dụng trong công việc hoặc để mặc tham gia các sự kiện xã hội, bạn vẫn có thể mặc chúng khi ở nhà hoặc khi đi làm. Ví dụ, những chiếc áo sơ mi cũ hoặc loại áo không có nút là lựa chọn hoàn hảo để dọn dẹp nhà cửa, vì sẽ chẳng đáng tiếc mấy nếu bạn làm hỏng chúng.

96. Lập kế hoạch trả dần các khoản nợ.

Kế hoạch trả nợ là một danh sách có ghi chép cụ thể tất cả các khoản vay nợ của bạn, được liệt kê từ lãi suất cao nhất đến thấp nhất. Thực hiện mức thanh toán tối thiểu cho mỗi khoản nợ và thanh toán thêm dần từng chút mỗi tháng cho khoản nợ cao nhất trong danh sách.

97. Có một quỹ đề phòng khi khẩn cấp.

Quỹ khẩn cấp là một quỹ tiền mặt, được trích lập để xử lý các trường hợp khẩn cấp. Cách tốt nhất là tạo thêm một tài khoản, với một khoản tiền nhỏ được chuyển tự động hàng tuần từ tài khoản chính của bạn. Hãy để yên nó ở đấy, sẽ có lúc bạn cần!

98. Đừng cố gắng bắt ép bản thân thái quá.

Bạn sẽ mắc sai lầm trong quá trình xoay vòng và thiết lập sự phát triểu cho tài chính của mình. Đừng để bản thân bị đánh bại vì chi tiêu quá nhiều. Chỉ cần đặt mục tiêu: hôm nay làm tốt hơn hôm qua, ngày mai làm tốt hơn hôm nay, vậy là được.

99. Luôn luôn tin tưởng vào những điều tốt đẹp sẽ diễn ra ở phía trước.

Tập trung vào những gì bạn có thể làm trong tương lai chứ không phải những gì bạn đã làm trong quá khứ. Tất cả chúng ta đều đã từng có những quyễt định gây ra hối tiếc về mặt tài chính, nhưng ta không thể quay lại và “hoàn tác” (backspace) chúng. Tất cả những gì ta có thể làm và nên làm, chính là kiểm soát tốt ngày hôm nay.

100. Không bao giờ bỏ cuộc!

Con đường tiến lên có thể dài đến không tưởng tượng được. Đừng bỏ cuộc. Đừng chỉ tập trung vào ngọn núi ở phía xa, mà là đặt một chân lên mặt đất, bước từng bước nhỏ ngay bây giờ. Tiết kiệm vài tệ có vẻ không nhiều (chắc cũng chỉ tương đương với mộti vài ly cà phê vani lạnh mỗi ngày, đúng không?), nhưng nếu bạn tiết kiệm được 5-10 tệ mỗi ngày đều đặn, cuối cùng bạn sẽ có hơn 1.800 tệ trong một năm.

© 版权声明
THE END
Hãy GỬI TẶNG tác giả 1 LIKE nếu bạn thấy thích bài viết này nhé ^^!
点赞0 分享
Bình luận 抢沙发
头像
Hoan nghênh bạn để lại 1 bình luận có giá trị!
提交
头像

昵称

取消
昵称表情代码图片

    暂无评论内容