Làm thế nào để trở thành một người EQ cao?(3/3)

Người dịch : Thu Thủy
Vui lòng không repost, ghi nguồn cũng không, cảm ơn các bạn
——————————
Website Weibo24h : https://weibo24h.com/

Fanpage Weibo24h : https://www.facebook.com/weibo24h/

——————————

Bước thứ ba để nhận biết cảm xúc của bản thân là cảnh tỉnh bản thân, mỗi ngày suy nghĩ lại những việc mình đã làm, tại sao tôi lại làm vậy, là vì tôi tức giận sao?

Mức độ tức giận thể hiện trong tình huống đó liệu có quá đáng, như vậy mới quen hơn với cảm xúc của bản thân.

Đây là một quá trình tương đối khó khăn, vì phần lớn con người ta hoàn toàn không thể mà cảnh tỉnh bản thân được, họ sẽ nói tôi tức giận là có lý, vì xxxxx….

Tìm cho mình một lý do tương đối hợp lý thì không khó, cái khó là mở rộng tầm nhìn của bản thân, trau dồi kiến thức, phổ biến và tiếp thu các quan điểm khác nhau.

Hai khía cạnh cốt yếu quan trọng nhất của một người trưởng thành, một là không ngừng tự tổng kết con đường trưởng thành, hai là không ngừng học hỏi cách làm xuất sắc của người khác.

2. Quản lý cảm xúc của bản thân.

Tôi lại nhấn mạnh về lỗi lầm này, quản lý cảm xúc không phải kiềm nén hay loại bỏ cảm xúc, mà là điều chỉnh cách thể hiện cảm xúc trên cơ sở nhận biết cảm xúc.

Cái từ quản lý cảm xúc này, nghe thì rất cao cả, thực tế chỉ là sự khái quát về cách để chúng ta sắp xếp lại cảm xúc của mình. Chẳng hạn như chúng ta điên cuồng ăn uống, mua sắm, chơi game, hít thở sâu; thực ra đều là cách quản lý cảm xúc cả. Điều quan trọng của quản lý cảm xúc là phải có một cơ chế quản lý cảm xúc tương đối hoàn chỉnh và cách thể hiện cảm xúc tương đối lý trí.

Bước đầu tiên là phải chậm lại. Vì thói quen sinh lý của chúng ta là lập tức thể hiện khi có cảm xúc. Thuộc tính động vật tự nhiên quyết định bởi bản tính của chúng ta, mà cách thể hiện này thường không văn minh và mất lý trí. Gặp chuyện thì sẽ ra tay đánh người, ném đồ, mắng nhiếc, những hành vi này là kết quả của việc lập tức thể hiện cảm xúc.

Những yêu cầu và ràng buộc mà xã hội đối cho con người cảm xúc phải được xử lý rồi mới có thể thể hiện ra, yêu cầu này là một quá trình, đòi hỏi chúng ta phải cho não bộ một chút thời gian. Cho nên khi bạn có cảm xúc mãnh liệt, đừng ngại cố gắng khiến bản thân chậm lại, hoặc là dứt khoát đừng làm gì cả.

Bước thứ hai để quản lý cảm xúc là nói chuyện với chính mình. Rất nhiều người không quen với cách giao tiếp này, nhưng một khi bạn đã quen với cách này, bạn sẽ phát hiện bản thân mở ra một cánh cửa mới, dĩ nhiên người ngoài cũng có thể nhắc nhở và kiến nghị bạn, nhưng chỉ có bản thân bạn mới là người hiểu bạn nhất.

Nói chuyện với chính mình là chú ý nhắc nhở bản thân khi bản thân có cảm xúc, cảm xúc hiện tại của mình là gì, mình đang làm gì, mình nên làm thế nào để bày tỏ suy nghĩ của mình. Chỉ cần có thói quen này, bạn sẽ phát hiện bạn ngày càng lý trí hơn.

Bước thứ ba để quản lý cảm xúc là học cách thể hiện cảm xúc tốt hơn. Cho dù là đọc sách, xem phim hay trò chuyện với người khác, thực ra đều là kênh học hỏi. Nhưng nhiều người không phải là người quan sát hay học hỏi cuộc sống, khi đối diện với những điều này đếu sẽ vô thức lọc đi những cách biểu hiện này. 

Chúng ta xem hai bức ảnh này, thư ký Đạt Khang thể hiện ánh mắt giận dữ và uy hiếp của mình, Hoàng đế Khang Hi thể hiện sự phẫn nộ với các triều thần trong ‘Triều đại Khang Hi’ do Trần Đại Minh diễn. Mặc dù cách thức khác nhau, nhuwgn đều là cách thể hiện ở cấp bậc cao, chúng ta nên cố gắng học hỏi những cách này.

3. Nhận biết cảm xúc của người khác.

Sở dĩ rất nhiều người thiếu hiểu biết là họ không biết trạng thái cảm xúc của đối phương, lại nghe không hiểu người ta đang bày tỏ cái gì, chỉ sống trong thế giới của mình. Cho nên chúng ta nói người khác không có mắt nhìn hoặc là không phân biệt được trường hợp, hay là không biết nói chuyện. Thực ra, phần lớn là do người này không biết nhận biết cảm xúc của người khác.

Dưới tình huống thông thường, khi con người ta thể hiện cảm xúc của mình là cảm xúc tích cực, nhưng sẽ kiểm soát được mức độ cảm xúc của mình, chẳng hạn như lúc tôi cực kỳ tức giận thì tôi sẽ làm ra vẻ như tôi không tức giận đến vậy. Nhận biết cảm xúc của người khác khó ở chỗ rất nhiều cố gắng che giấu cảm xúc của mình, hoàn toàn không nhận ra được rốt cuộc đối phương đang có cảm xúc gì.

Tất nhiên, dưới tình huống này, không thể nhận biết được cảm xúc của đối phương thì không thể xem như EQ thấp được, chỉ có thể nói là không hiểu rõ đối phương mà thôi.

Bước đầu tiên để nhận biết cảm xúc của người khác là phải lý giải đối phương đang thể hiện điều gì. Nếu đối phương nói thẳng với bạn nhưng bạn chẳng hiểu gì, vậy thì không cần trông chờ đến EQ cao gì nữa, vì IQ không đủ tiêu chuẩn.

© 版权声明
THE END
Hãy GỬI TẶNG tác giả 1 LIKE nếu bạn thấy thích bài viết này nhé ^^!
点赞0 分享
Bình luận 抢沙发
头像
Hoan nghênh bạn để lại 1 bình luận có giá trị!
提交
头像

昵称

取消
昵称表情代码图片

    暂无评论内容