Kể về Tử Cấm Thành – Tập 6: Đông Lục Cung

Kể về Tử Cấm Thành -Tập 6: Đông Lục Cung

Đông – Tây lục cung là nơi các phi tần của Hoàng đế sinh sống. Sự diễm lệ của nơi đây thường được khắc họa trên phim ảnh. Hãy tìm hiểu về cấu trúc xây dựng của Đông lục cung ra sao nhé!

1.Cảnh Nhân cung

Thuộc phía Đông lục cung, đây là nơi để phi tần sinh sống thời nhà Minh và  được xây dựng vào năm Vĩnh Lạc thứ 18. Đây là nơi vua Khang Hi của nhà Thanh ở lúc còn là Hoàng tử, Cảnh Nhân cung có tên gọi ban đầu là Trường An cung và được đổi tên vào năm Gia Tĩnh thứ 14.

Năm Càn Long thứ sáu, Vua Càn Long đã hạ lệnh làm tấm biển và giống với 10 cung còn lại, phỏng theo hình dáng của Vĩnh Thọ cung. Từ đó, vua Càn Long phân mục Cảnh Nhân Cung, chính tay đề mục phân phân biệt Đông – Tây lục cung và hạ chỉ dụ không được tháo biển xuống với bất kì lí do nào.

đông lục cung
Cảnh Nhân Cung

2. Thừa Càn cung

Thừa Càn Cung được xây dựng và hoàn thành vào năm Vĩnh Lạc thứ 18 với tên gọi ban đầu là Vĩnh ninh cung và vào năm 1632 được đổi thành Thừa Càn cung. Kiến trúc Thừa Càn Cung bao gồm Thừa Càn môn, Thừa Càn cung, Trinh Thuận trai, Minh Đức đường, Hậu điện, Đông – Tây phối điện, Tỉnh đình.

Cung điện được xây dựng vô cùng quy mô nên chỉ có hậu phi có địa vị mới có thể vào ở, phần Đông lục cung đa phần là những phi tần được nhà vua sủng ái. Vào triều Minh, các Quý phi thường lựa chọn Thừa Càn Long để ở. Đến thời nhà Thanh,  trở thành cung cao quý thuộc Đông lục cung dành cho hậu phi.

Thừa Càn cung

3. Diên Hi cung

Năm Vĩnh Lạc thứ 18 (1420), nơi đây với tên đầu tiên là Trường Thọ cung và vào năm 1535 được đổi tên thành Diên Hi Cung kế thừa bởi Thanh Triều, Diên Hi Cung có thiết kế cơ bản giống các cung còn lại: 2 tiền điện 5 gian, ngói lưu ly vàng và có bức hoành “Thận Tán Huy Âm”, thuộc phần Đông lục cung của Tử Cấm Thành.

Diên Hi Cung nằm gần Thượng Chấn môn nơi các thái giám cung nữ hay đi qua, gần với bếp Đông nên hay xảy ra hỏa hoạn. Những trận hỏa hoạn đã khiến Diên Hi Cung bị tổn hại nghiêm trọng và phải trùng tu lại vào năm 1909 theo lối cấu trúc Tây Phương: thủy điện 3 tầng kèm 4 bao dẫn nước, mỗi thủy điện có 9 gian. Diên Hi Cung bị bom phá hủy vào năm 1917 và mãi đến năm 1931 mới được bảo tàng Cố cung quy hoạch làm nơi chứa văn cổ vật.

Diên Hi cung

4.Chung Túy cung

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, p

Chung Túy Cung có tên ban đầu là Hàm Dương cung, nằm ở phía Tây Cảnh Dương cung và phía Đông của Thừa Càn cung. Nhưng thời vua Long Khánh đã cho chia đôi cấu trúc cung điện, tiền điện đổi thành Hưng Long điện, hậu điện là Thánh Triết điện là nơi ở của Hoàng Thái Tử. Chung Túy Cung trải qua tổng cộng 4 lần trùng tu vào năm 1831 – Quang Đạo thứ 11,năm 1974 năm Đồng Trị 13, năm 1890 – Quang Tự 16 và năm quang Tự thứ 23 (1897).

ulvinar dapibus leo.

đông lục cung
Chung Túy cung

5. Cảnh Dương Cung

Cảnh Dương Cung được xây dựng vào năm 1420 lấy tên ban đầu là Trường Dương cung, năm 1535 đổi tên thành Cảnh Dương cung và thuộc Đông Lục cung. Vị trí của Cảnh Dương Cung là Kỳ đạo quang minh đối ứng trong Bát quái Đông Bắc cấn vị. Trước đây Cảnh Dương Cung là nơi ở của hậu phi vào triều Minh, nhưng đến nhà Thanh thì sử dụng làm nơi lưu trữ tư liệu, sách vở và không có hậu phi vào ở. Chỉ có Hoàng quý phi Vương thị của Hoàng đế Vạn Lịch từng ở.

đông lục cung
Cảnh Dương cung

6. Vĩnh Hòa cung

Vĩnh Hòa Cung tại Đông lục cung nằm ở phía Đông của Thừa Càn cung và phía Tây của Cảnh Dương cung. Ban đầu cung điện sau khi xây dựng xong lấy tên là Vĩnh an cung, từ khi các phi thần thời Minh, Thanh vào ở thì  sau được đổi thành Vĩnh Hòa cung.. 

Vào năm 2005, Quản lý Cố Cung đã chọn Vĩnh Hòa Cung làm nơi trưng bài, khai mạc triển lãm “Thanh đại phi tần sinh hoạt”. Kiến trúc cơ bản của Vĩnh Hòa Cung vẫn được bảo trì dựa trên nguyên bản xây dựng Tử Cấm Thành gồm: Vĩnh Hòa môn, Vĩnh Hòa cung, Đông Phối điện, Đông Thuận, Tỉnh đình.

Vĩnh Hòa cung
© 版权声明
THE END
Hãy GỬI TẶNG tác giả 1 LIKE nếu bạn thấy thích bài viết này nhé ^^!
点赞0 分享
Bình luận 抢沙发
头像
Hoan nghênh bạn để lại 1 bình luận có giá trị!
提交
头像

昵称

取消
昵称表情代码图片

    暂无评论内容