Hậu Cung Tiền Truyện – Tập 2: Kết cục của Kế Hoàng Hậu

Hậu Cung Tiền Truyện – Tập 2: Kết cục của Kế Hoàng Hậu

Trên danh nghĩa “chính thất” của Càn Long Đế, Kế Hoàng hậu Ô Lạt Na Lạp thị là vị phi tần trải qua cuộc đời thăng trầm đến cuối đời. Kết cục của bà vẫn là điều chưa ai lý giải được.

1.Kế Hoàng Hậu thông minh xinh đẹp và được vua Càn Long vô cùng sủng hạnh

Kế Hoàng hậu (11/3/1718 – 19/8/1766) là Hoàng hậu thứ hai của Thanh Cao Tông Càn Long Đế sau khi Hiếu Hiền Hoàng Hậu qua đời. Bà là Hoàng hậu duy nhất của nhà Thanh không có thụy hiệu và chỉ được gọi là Hoàng hậu Ô Lạt Na Lạp thị, hay Na Lạp Hoàng hậu, Kế Hoàng Hậu.

Hoàng hậu Ô Lạt Na Lạp thị sinh ra trong một gia tộc vô cùng danh giá, hiển hách. và được chỉ hôn làm trắc phúc tấn cho Bảo Thân Vương Hoằng Lịch.Hoằng Lịch đăng cơ, tấn phong bà làm Nhàn Phi và trở thành Kế Hoàng hậu khi Hiếu Hiền Hoàng hậu qua đời chưa lâu, dù cho bà chưa sinh hạ hoàng tử nào. Có thể nói Vua Càn Long vô cùng yêu thương bà và cho bà vinh sủng vô cùng. Những chuyến đi Nam tuần, săn bắn luôn dẫn bà đi theo.

Kế hoàng hậu
Kế Hoàng Hậu Ô Lạt Na Lạp Thị (họa đồ-trên phim “Như Ý truyện”)

Năm Càn Long thứ 17 (1752) Kế Hoàng Hậu Ô Lạt Na Lạp thị hạ sinh được Hoàng thập nhị A ca Vĩnh Cơ, năm tiếp đó sinh được một công chúa Cảnh Hủy, năm 1756 bà sinh Thập Tam A ca Vĩnh Cảnh nhưng yểu mệnh qua đời.

2. Vinh sủng mất đi chỉ sau một đêm

Vào chuyến đi Nam tuần lần thứ 4 của vua Càn Long năm 1765, Kế Hoàng Hậu Ô Lạt Na Lạp thị cũng đi theo, nhà vua còn vô cùng hào hứng tổ chức sinh nhật lần 48 ngày 10/2 cho bà thật là linh đình trong chuyến đi lần này. Nhưng cũng từ chuyến đi này, Hoàng hậu thất sủng chỉ sau một đêm, Càn Long tước đặc ân và quyền lực của Hoàng hậu, giam cầm Kế Hoàng Hậu trong cung cấm đến khi bà qua đời ở tuổi 49. Khi bà qua đời vua Càn Long đang đi săn, ông không mảy may quan tâm mà chỉ lệnh một mình Thập nhị A ca Vĩnh Cơ về chịu tang.

Lễ tang của Kế Hoàng Hậu được thực hiện rất sơ sài, ý chỉ của Càn Long chỉ nói không tiện làm lễ nghi lớn, thậm chỉ nghi thức tang lễ của bà chỉ được theo hình thức Hoàng Quý Phi, không cho các đại thần, mệnh phụ, công chúa viếng tang. Nhiều nghị thần đã bày tỏ sự bất bình không nguôi vì lễ nghi tổ chức không đúng chuẩn Hoàng hậu đã bị đày ra biên cương. Nhưng trong hoàng tộc và dân gian luôn không ngừng dị nghị và bất bình về quyết định của Càn Long. Thậm chí, phần mộ của bà cũng được an táng cùng Thuận Huệ Hoàng Quý Phi vô cùng sơ sài, lễ tang thấp hơn cả một nha hoàn.

Phần mộ của Kế Hoàng hậu (phía trái) tồi tàn hơn nhiều so với phần mộ của Thuần Huệ Hoàng quý phi trong tòa Minh lâu

Tận 12 năm sau vẫn có người dâng tấu về việc này, vua đành giải thích: “Từ khi Hiếu Hiền hoàng hậu qua đời đến nay, nhân Na Lạp thị là từ khi Trẫm ở Thanh Cung được Hoàng khảo làm Trắc phúc tấn, vị thứ đương cao, lập làm Hoàng quý phi nhiếp lục cung sự. Sau 3 năm sách lập làm Hoàng hậu. Nhưng rồi lỗi lầm tự đoạn cắt tóc, tức trái quốc tục cấm kị nhất, mà tự thế ngang nhiên không màng đến. Trẫm chỉ răn dạy, vì còn nghĩ ơn xưa, không thể phế truất Hậu vị. Đã trọn vẹn ân tình”

3. Uẩn khúc việc Kế Hoàng Hậu cắt tóc đoạn tuyệt

Theo luật nhà Thanh xưa, chỉ khi Hoàng đế hay Hoàng thái hậu mất thì mới được cắt tóc, việc làm của Kế Hoàng Hậu là đại nghịch bất đạo. Nhưng lý do nào khiến vị Hoàng hậu luôn đúng tác phong, chuẩn mực, hiểu rõ quy tắc tổ tiên lại phạm phải điều tối kỵ này?

Kế hoàng hậu
Kế Hoàng Hậu cắt tóc trên phim

Sách sử tấu chương có ghi lại trong chuyến đi Nam tuần, Hoàng đế muốn sắc phong kỹ nữ làm phi tử khiến Hoàng Hậu bất bình không thuận, liền đem đuôi tóc cắt đi. Càn Long đế luôn canh cánh lí do câu chuyện này, sau khi Kế Hoàng Hậu bị giam lỏng 4 tháng, Càn Long luôn bí mật điều tra, đích thân tra hỏi 3 cung nữ thân cận bên cạnh Na Lạp Hoàng Hậu. Bởi lẽ, chính ông cũng không được chứng kiến việc này vì lúc đó trong phòng chỉ còn mình Kế Hoàng Hậu, không có cung nữ thân cận bên cạnh.

Trong Thập ngũ a ca thỉnh an chiết Càn Long cũng từng suy đoán:”Việc Hoàng hậu cắt tóc vô cùng quái đản, muốn đoạn tuyệt rời xa, xem ra vô ý hận với Trẫm vô cùng sâu” 

Kế hoàng hậu
Kế Hoàng Hậu vinh sủng một thời và cái kết không được truy phong

Có lẽ Kế Hoàng hậu Ô Lạt Na Lạp thị cũng mang nỗi niềm khó tả, nặng tình với Hoàng đế nên mới tuyệt vọng đến mức làm ra chuyện như vậy. Tuy nhiên, mọi sự tình sau này đều là phỏng đoán dân gian dựa trên các bản ghi chép. Vì sự việc quá đột ngột, việc Kế Hoàng Hậu thất sủng là một minh chứng của việc Hoàng đế trăng hoa. Họa chăng, tâm tình của bà đã bị phản bội, tổn thương đến mức đoạn tuyệt phu thê?

© 版权声明
THE END
Hãy GỬI TẶNG tác giả 1 LIKE nếu bạn thấy thích bài viết này nhé ^^!
点赞0 分享
Bình luận 抢沙发
头像
Hoan nghênh bạn để lại 1 bình luận có giá trị!
提交
头像

昵称

取消
昵称表情代码图片

    暂无评论内容