【Huyết Án – Lịch Sử Trung Quốc】|Lưu – Đào thảm án|[LGBT] (part 1/2)

【Huyết Án – Lịch Sử Trung Quốc】|Lưu – Đào thảm án|[LGBT] (part 1/2)


Dịch bởi: Lý Gia An – được đăng tải độc quyền trên group SLNM3618|Bài dịch thuộc quyền sở hữu của dịch giả, vui lòng không tự ý repost.

|ĐÃ XIN PHÉP DỊCH GIẢ|

———-

Thảm án thời kỳ Dân Quốc: Tình yêu dị thường của hai cô gái vì ghen tuông mà giết nhau, kết cục khiến cho người ta thổn thức.

Bắt đầu từ thời kỳ Dân Quốc, nếp sống Dân Quốc càng ngày càng thoáng, ngọn gió tình yêu đồng tính cũng âm thầm trở nên thịnh hành trong thời kỳ đó. Đặc biệt là các nữ sinh đang đi học. Không ngờ, cái gọi là “bạn bè náo loạn” lại cũng khá phổ biến.

Tiếp theo, cũng bởi vì vậy mà dẫn đến vô số thị phi cẩu huyết. Thậm chí, vào một ngày thuộc năm 1932, gia đình của tác giả nối tiếng Hứa Khâm Văn còn xảy ra một vụ án kỳ lạ giết người vì tình làm kinh động cả nước. Cuối cùng, ngay cả Lỗ Tấn danh tiếng lẫy lừng cũng bị liên lụy.

Chỗ kỳ lạ của vụ huyết án này chính là hai nhân vật chính đều là những cô gái như hoa như ngọc. Hung thủ giết người Đào Tư Cẩn tàn nhẫn chém chết người yêu đồng tính Lưu Mộng Oánh của mình.

Hình ảnh Đào Tư Cẩn và Lưu Mộng Oánh

Thời điểm xảy ra vụ thảm án, hai người, một người học hội họa, một người học điêu khắc, đều là sinh viên chuyên ngành nghệ thuật của Hồ Tây.

Thế thì, tại sao hai cô gái xinh đẹp như hoa như vậy lại liên quan đến tác gia Hứa Khâm Văn chứ? Cái này phải nhắc đến một người khác. Anh ta chính là anh ruột của Đào Tư Cẩn – Đào Nguyên Khánh.

Hình ảnh Đào Nguyên Khánh

Thuở nhỏ, Đào Nguyên Khánh đã rất yêu thích mỹ thuật. Trình độ quốc họa, màu nước và tranh Tây đều có thể gọi là tinh thông, là một nghê thuật gia thiết kế sách tài hoa của thời đó.

Sau đó, anh ta lại được Lỗ Tấn – một nhà văn cự phách ưu ái, cũng vì thế đã thiết kế rất nhiều trang bìa các tập tiểu thuyết như Cố hương, Bàng hoàng, Mộ phần, Chiều nhặt triêu hoa. Tác phẩm của Đào Nguyên Khánh mang sắc thái thuần mỹ, phác họa tinh xảo, ẩn chứa sự say mê, hấp dẫn mà ngay cả tiên sinh Lỗ Tấn cũng phải tán thường.

Tuy Đào Nguyên Khánh là một người tài hoa hơn người, nhưng có thể kết bạn được với Lỗ Tấn thì vẫn phải nhờ có một người tiến cử, chính là người bạn thân thiết qua lại nhiều năm, tác gia nổi tiếng – Hứa Khâm Văn.

Hình ảnh Hứa Khâm Văn

Quan hệ giữ Hứa Khâm Văn và Đào Nguyên Khánh có thể nói là tâm đầu ý hợp, nhưng tình bạn quý giá này lại không được ông trời chiếu cố. Rất nhanh, một chuyện vô cùng bất hạnh đột ngột giáng xuống, là một thanh niên làm nghệ thuật, Đào Nguyên Khánh cần cúi đầu, ngồi sáng tác trong một thời gian dài, đến mức khiến cho thân thể trở nên cực kỳ suy nhược.

Năm 1929, anh ta vô tình bị nhiễm phong hàn, sau khi uống thuốc vẫn không thuyên giảm, rất nhanh, sinh mệnh dần suy tàn. Không kịp đợi được đưa đến bệnh viện, Đào Nguyên Khánh cứ vậy rời khỏi nhân thế.

Sau khi anh ta chết, là một người bạn thân thiết, dĩ nhiên Hứa Khâm Văn vô cùng đau khổ. Anh ta biết khi còn sống, Đào Nguyên Khánh thích nhất là Tây Hồ, cho nên đã an táng anh ấy ở bên bờ Tây Hồ, còn mời thầy của Đào – Phong Tử Khái để viết bia mộ.

Tây Hồ

Chỉ như vậy vẫn chưa xong, Hứa Khâm Văn lại nghĩ đến chuyện khi còn sống Đào Nguyên Khánh sợ nhất là cô đơn, cho nên dứt khoát mua một mảnh đất trống phía sau núi Bảo Xúc.

Đầu tiên là xây “nhà tưởng niệm Nguyên Khánh” ở đó, rồi lại xây hai gian nhà tranh ở bên cạnh. Sau đó, anh ta vẫn luôn bên cạnh làm bạn với người quá cố, cũng bắt đầu gánh vác trách nhiệm chăm sóc cho em gái của Đào Nguyên Khánh. Tình nghĩa của Hứa Khâm Văn đối với Đào Nguyên Khánh dĩ nhiên khiến người ta vô cùng khâm phục, nào có thể đoán được chuyện này lại khiến cho anh ta rước lấy một trận tai ương ngục tù vô vọng.

Em gái của Đào Nguyên Khánh chính là Đào Tư Cẩn, lúc đó chỉ là một cô gái “hoa quý”. Tướng mạo của cô rất thanh tú, nước da trắng như tuyết, dáng người mảnh mai.

Từ rất lâu trước đây, khi Đào Nguyên Khánh còn sống, cô đã theo học khoa mỹ thuật chuyên ngành nghệ thuật Tây Hồ. Vì vậy, cô cũng rất quen thuộc với người bạn thân Hứa Khâm Văn của anh trai mình.

Sau khi Đào Nguyên Khánh qua đời, bởi vì nhớ thương anh trai Đào Tư Cẩn cũng thường hay lui tới nhà tranh của Hứa Khâm Văn ở, dùng chuyện này để giải quyết nỗi đau khổ trong lòng, ký thác nỗi nhớ mong đối với anh trai.

Cũng trong khoảng thời gian này, Đào Nguyên Cẩn làm quen với người bị hại trong vụ thảm án giết người vì tình – Lưu Mộng Oánh. Nàng sinh ra ở Hồ Nam, tuổi tác cũng vào độ trăng tròn, học ở trường chuyên ngành nghệ thuật Tây Hồ cũng là bạn học của Đào Tư Cẩn.

Ảnh minh họa

Những chuyện nàng từng gặp phải cũng vô cùng bất hạnh, cha bị người mưu hại, tuổi còn nhỏ đã phải chịu nỗi đau mất đi người thân, sau đó vẫn luôn mang theo gương mặt sầu khổ. Còn Đào Tư Cẩn mất đi anh trai, trùng hợp có thể thấu hiếu nỗi khổ sở của nàng. Hai cô gái có vận mệnh đau khổ gặp được nhau quen biết nhau, có thể nói là đồng mệnh tương liên, cho nên thường xuyên cùng nhau kết bạn đi du lịch.

Mỗi sáng sớm, hai người Đào Tư Cẩn đều sẽ ăn mặc thật xinh đẹp, chỉnh tề rồi nắm tay nhau đi ra ngoài. Đầu tiên, hai người họ sẽ sóng vai đi qua cầu gãy vô cùng lãng mạn, sau đó lại xuyên qua con đê trắng có cảnh sắc tươi đẹp, đến học viện nghệ thuật đối diện hồ Thu Nguyệt để học đàn, vẽ, ca, múa. Đến buổi chiều, lại nhân lúc ánh chiều tà chiếu trên mặt hồ, sóng vai về nhà. Dần dần, họ ngày càng bước đền gần nhau hơn, tiến triển thành một đôi tình nhân đồng tính luyến ái quan hệ thân mật.

Đối với phần tình cảm dị dạng này, trong lòng hai người cũng không kiêng kị. Thậm chí, Lưu Mộng Oánh còn từng nói thẳng trong nhật ký: “Tình yêu là sự thần bí nhưng vĩ đại. Tình yêu đồng tính chính là sự thần thánh và thuần khiết nhất. Tư Cẩn là một cô gái tuyệt vời lại ngây thơ. Tình cảm chân thành, tha thiết lại nồng nhiệt của nàng, tôi phải cảm tạ như thế nào đây.” Đối với chuyện này, nhật ký của Đào Tư Cẩn cũng có sự trả lời nồng nhiệt.

Từ này về sau, hai người ở chung một phòng, bắt đầu như hình với bóng, quan hệ trở nên cực kỳ thân mật. Khi Đào Tư Cẩn đi đến nhà tranh của Hứa Khâm Văn, dĩ nhiên Lưu Mộng Oánh cũng sẽ luôn bên cạnh cùng đi. Dần dần, nàng cũng quen biết với Hứa Khâm Văn. Mỗi khi hai cô gái đến, Hứa Khâm Văn vì muốn tránh bị nghi ngờ sẽ một mình đi đến “nhà tưởng niệm Nguyên Khánh” ở tạm, chỉ để lại hai cô gái Lưu, Đào cùng nhau ở trong nhà cỏ.

Dần dần, tình cảm của Đào Tư Cẩn và Lưu Mộng Oánh ngày càng sâu nặng, thậm chí đã lập ra một lời thề chung, kiếp này cả hai người đều sẽ không lấy chồng.

Nhưng mà, giữa hai người này không phải hoàn toàn không có mâu thuẫn. Thiên tính của Đào Tư Cẩn vốn ôn hòa lại dịu dàng, còn Lưu Mộng Ánh lại là một cô gái vừa cứng cỏi lại tài giỏi. Có lẽ chính vì tính cách vô cùng tương phản với nhau, khiến cho họ thường hay phát sinh cãi cả kịch liệt vì một vài chuyện lặt vặt.

Nghe nói, có khi Đào Tư Cẩn sẽ dùng khăn mặt siết cổ của Lưu Mộng Oánh, còn Lưu Mộng Oánh lại ôm lấy Đào Tư Cẩn khóc đến bình minh. Giọng của hai người họ, thậm chí ngay cả bạn học ở sát vách đều có thể nghe thấy rõ ràng.

Nói tóm lại, tình cảm giữa hai người Lưu, Đào càng thêm sâu đậm thì sự ghen tuông cũng càng dày đặc.

Huống hồ, Đào Tư Cẩn lại thường xuyên trêu chọc lỡ như có người yêu khác, mà Lưu Mộng Oánh sau khi thăm dò được thân phận “tình địch” của mình thì cho dù là nam hay nữ thì đều sẽ chạy đến ở cùng, mục đích là muốn phá hư. Dần dà, trong lòng hai người từ từ xuất hiện vết nhơ. Đặc biệt là Đào Tư Cẩn, tình cảm của cô đối với Lưu Mộng Oánh đã càng ngày càng xa lánh.

Không lâu sau đó, Đào Tư Cẩn cùng Lưu Văn Như – một vị giáo sư nữ của khoa kỹ thuật mến nhau. Chính vì xảy ra chuyện này cho nên mới lên men thành thảm án cuối cùng. “Không có bức tường nào không lọt gió”. Lưu Mộng Oánh rất nhanh đã biết được chuyện này, không thể tránh được cãi vã dữ dội một trận.

…to be continued… 

© 版权声明
THE END
Hãy GỬI TẶNG tác giả 1 LIKE nếu bạn thấy thích bài viết này nhé ^^!
点赞0 分享
Bình luận 抢沙发
头像
Hoan nghênh bạn để lại 1 bình luận có giá trị!
提交
头像

昵称

取消
昵称表情代码图片

    暂无评论内容