「知乎」 Những người giàu có xung quanh đã dạy bạn những đạo lý gì?

“Người khác giúp bạn một việc, đừng báo đáp bằng việc mời ăn cơm”

Mời ăn cơm, nên mời thì mời, nhưng đừng nghĩ rằng đây là cách để báo đáp người khác! Nói trọng điểm! (Câu nói phản tác dụng, mặc dù không có tác dụng gì)

Đây là người ba làm kinh doanh của tôi thường xuyên dạy tôi. Tôi đã quen biết ông ấy 30 năm rồi, ông ấy luôn có thể duy trì mối quan hệ tốt đẹp với tất cả các tầng lớp người khác nhau. Ba nói: “Những thứ này mới là gia nghiệp mà ba tích lũy lại cho con, con phải học cách làm thế nào để tiếp tục tích luỹ, vì con cái của con”.

Có thể có rất nhiều người không đồng ý, bởi vì đa số mọi người đều giải quyết vấn đề như thế. Hôm nay không đánh giá là đúng hay không, tôi chỉ là chia sẻ một cách nâng cao tư duy và tham khảo.

Sự việc rất nhỏ, tôi không phải nói là mời ăn cơm hay không, mà là nói về tư duy xã giao ít gặp mặt nhưng giao tiếp nhiều.

Bản chất xã giao chính là trao đổi, hơn nữa cũng không phải là trao đổi bình đẳng, giống như cho vay nạn lãi vậy, cần phải càng đổi càng được nhiều, quan hệ xã hội như thế mới có thể lâu dài.

Lấy một ví dụ đơn giản nhất: Cũng giống như hồng bao ở hôn lễ, năm ngoái tôi đi bạn 1888 tệ, năm nay bạn đi tôi 2000 tệ. Đây là sự ăn ý cơ bản mà “người đi tiệc” và “người chủ trì” cần chuẩn bị. Ý ngầm: “Tôi coi ông là bạn bè, lần sau ông hãy cho tôi nhiều hơn. Chúng ta duy trì quan hệ”.

Nếu như ngài đọc tới đây, cảm thấy tôi nói không đúng, xin đừng kéo xuống dưới xem. Bởi vì ở phía sau sẽ càng khác với sự nhận thức của bạn.

Nói đến việc giúp đỡ, ân tình cần phải càng tích càng lớn, có qua có lại. Hôm nay tôi giúp bạn giải quyết chuyện này rồi, sự mong đợi của tôi là bạn hãy nhớ kĩ phần ân tình này, sau đó một ngày nào đó bạn sẽ giúp đỡ tôi một việc.

Mục đích không phải là để bạn trả hết ân tình cho tôi, mà là để cho chúng ta duy trì mối quan hệ cắt không đứt này.

“Luôn luôn có một bên sẽ nợ đối phương nhiều hơn một chút, như thế mới có thể cùng chơi với nhau”

Lúc trước ba tôi từng nói với tôi như thế, đây cũng là phương pháp giao lưu xã hội thông suốt nhất của cả đời ông ấy. Lúc còn đi học tôi cảm thấy rằng ông ấy nói không đúng. Sau đó trải qua sự trưởng thành và phản bội, dần dần hiểu ra được một ít. Kĩ năng giao lưu của ba đã làm mưa làm gió, cũng khiến tôi tin rằng đây là kiến thức tối thiểu nhất trong suốt cuộc đời kinh doanh.

“Bất kể bữa cơm đó có tốt đến như thế nào! Ai cũng ăn nổi, không thiếu người mời ăn một bữa này, cơm phải ăn, ân tình cũng phải trả thật lớn! Bạn bè mà có ích lẫn nhau, người người đều thiếu. Có thể thêm được một người cứ thêm một người!” – nguyên văn của ông già.

(Tất nhiên rồi, ý tôi muốn nói là việc giúp đỡ nhau chứ không phải là loại giúp đỡ cân đo đong đếm “giúp tôi đem cơm” hoặc là “tiện đường chở tôi một đoạn”, ai ya, dù gì mọi người cũng hiểu ý của tôi)

Nhưng tâm thái của đa số mọi người hiện nay trong xã hội sẽ là như thế nào đây?

“Ai ya, nhờ người khác thật là ngại?! Lỡ như người ta từ chối thì phải làm sao? Tôi lại mất mặt? Lại không đạt được điều gì? Kế hoạch này không được!”

Lúc không thể không nhờ người khác nhưng lại cảm thấy bản thân rất mất mặt. Lúc nói xong còn cảm thấy bản thân đã hi sinh rất nhiều tôn nghiêm.

Người ta giúp bạn giải quyết vấn đề rồi, bạn vẫn bày mặt ra nhất quyết phải mời người ta ăn cơm hoặc là làm những trò giải trí khác, người ta còn phải phối hợp tham gia với bạn, hưởng thụ sự thăm hỏi giả tạo của bạn. Sau đó bạn âm thầm an ủi bản thân, tôi đã trả hết ân tình của bạn, cuối cùng cũng chấm dứt nỗi tâm sự này, trút được một hơi thở!

Các bạn ơi, nếu như các bạn thuộc loại tâm thái của những người phía trên, vẫn cảm thấy làm như thế không có vấn đề gì, nghe tôi 1 câu: bạn không cần phải đi giải quyết những công việc “cần thể diện” nữa, ví dụ như mở công ty, đại diện bán hàng, thương lượng với bộ phận của chính phủ v.v.

Mỗi người có một hướng, không phải ai cũng cần “xã giao”.

Lưu ý! Tôi không phải nói cách tư duy ở phía trên không đúng. Chỉ lại chắc chắn sẽ không thể làm quen được với người.

Lúc tôi đi học đi làm việc đến mở công ty lập nghiệp, mỗi một năm tôi đều gặp qua những người giải quyết vấn đề như thế, hơn nữa sau khi mời ăn cơm xong cũng không lại liên lạc với bạn nữa, bởi vì họ không muốn hồi tưởng lại giai đoạn “lăng nhục” này. Đây chính là sự khác biệt giữa người với người.

Khi lòng tự trọng tồn tại, thật ra chính là ma quỷ, sẽ niêm phong bạn lại. Tội của con người thật ra rất nhiều, khúc mắc trong lòng thường thường rất khó vượt qua.

Lòng tự trọng không có năng lực không có bản lĩnh, cũng giống như núm vú của đàn ông vậy, không có tác dụng gì.

Tất nhiên những người xử lý công việc như thế sẽ cảm thấy cách xử lý của bản thân không có vấn đề gì. Hơn nữa còn nghĩ là tốt, bởi vì có rất nhiều người đến mời ăn cơm cũng không mời, chỉ muốn gái.

Tự xưng là một người còn trẻ trung đã bị gia đình ảnh hưởng cả ngày đi làm ăn, tôi chỉ là chia sẻ một phương pháp tư duy xã giao khá là có ích. Nếu như bạn có quan điểm khác nhau hoặc muốn ném đá, hãy tuỳ ý ở khu bình luận.

Lúc này có người sẽ hỏi, vậy nếu không mời ăn cơm thì tôi phải làm sao? Tôi nên nói tiếng cám ơn rồi thôi?

Tin tôi đi, nếu như là một việc khó mà người ta vẫn chịu giúp bạn, vậy người ta sẽ mãi giúp bạn. Đó là vì họ nhìn trúng năng lực và giá trị tiềm ẩn của bạn.

Xã hội và người đều là hiện thực, không thân không thích với bạn, dựa vào đâu để mà giúp bạn. Hoặc là lợi ích, hoặc là thèm body của bạn, hoặc là bạn có ba mẹ tốt. Bất kể thời đại có thay đổi như thế nào, điều này cũng sẽ không có sự khác biệt.

Cơm, cần ăn thì ăn, hoạt động giải trí, cần sắp xếp thì nên sắp xếp.

Đây không phải là sự kết thúc của giai đoạn “nhờ người giúp việc” của bạn, mà là sự khởi đầu để các bạn trở thành bạn bè.

Người mà càng thanh cao không gạt đi được mặt mũi, sau này chỗ cần cầu xin người khác lại càng nhiều. Đây là quan hệ biện chứng cứng nhất của thời đại xã hội ngày nay. Không phục thì bạn cứ tự thử trải nghiệm đi.

Mặt mũi càng không nỡ mất thì sẽ càng ít, ân tình càng nợ bạn bè thì sẽ càng nhiều.

Có nhiều lúc ngài vẫn thật sự không tin.

© 版权声明
THE END
Hãy GỬI TẶNG tác giả 1 LIKE nếu bạn thấy thích bài viết này nhé ^^!
点赞0 分享
Bình luận 抢沙发
头像
Hoan nghênh bạn để lại 1 bình luận có giá trị!
提交
头像

昵称

取消
昵称表情代码图片

    暂无评论内容