[Zhihu ask] Người có tính cách thế nào khiến bạn tán thưởng nhất?

Năm ấy khi tôi là một giáo viên tình nguyện, trong lớp có một cậu học sinh nghèo.

Năm ấy em mới mười hai tuổi thôi, cha mất sớm, mẹ cũng bỏ theo người khác, để lại em và bà nội già yếu nương tựa vào nhau. Mỗi ngày em thức dậy phải làm những việc nhà nông, nấu nước, làm cơm trước, sau đó mới vội vội vàng vàng chạy tới trường, đến khi tan học lại phải đi chăn trâu cắt cỏ, làm xong hết chuyện trong nhà mới có thể làm bài tập.Một đứa trẻ mười mấy tuổi, thậm chí còn chưa dậy thì xong, nhưng đã phải làm việc đồng áng như người lớn. Tôi từng thấy cảnh em gặt lúa, đội một cái nón cỏ, tay cầm liềm, cúi thấp đầu nên không nhìn thấy người, động tác của em thật dứt khoát dưới cái nắng như thiêu như đốt, làm người ta liên tưởng đến người trông tranh đầy cô độc.

Thành tích học tập của em cực kì tốt, lúc đó trường học có hai cuộc thi toán học, tôi báo danh cho em. Vào thành phố thi mất một ngày, buổi trưa lúc ăn cơm tôi thấy em cầm hai cái bánh bao khô quắt nhúng vào nước sôi ăn. Tôi đưa em đến nhà hàng ăn, chọn vài món, nhưng em lại chậm chạm mãi không cầm đũa.

Tôi hỏi: “Em không đói à, sao không ăn đi?”

Em ấp úng đáp: “Em không có tiền.”

Tôi vỗ đầu cậu nhóc: “Ăn cơm với thầy mà để em phải trả tiền hả? Ăn nhanh lên, chiều thi cho tốt.”

Em biết ơn nhìn tôi, sau đó mới ăn ngấu ăn nghiến. Trong mắt của em, cảnh trên thành phố vừa xa lạ vừa bỡ ngỡ, em hào hứng nhìn những tòa nhà cao tầng và những tấm đèn led, cứ như được ngắm nhìn cả thế giới vậy. Có một lần em phát huy tốt, đạt giải nhất huyện xong còn được sở giáo dục phái người mang giấy khen về tận trường trao phần thưởng. Thật ra phần thưởng cũng không lớn lắm, chỉ là một chiếc đồng hồ điện tử, đoán chừng chỉ có mấy chục tệ, nhưng em giữ lại giữ khư khư, cứ như thứ em nhận được là châu báu.

Đứa trẻ này ít nói chứ không nhạy cảm, không hề tự ti giống những học sinh nghèo khó khác, lúc tôi đi thăm các nhà tới nhà em, dù đã nghe nói nhà em rất nghèo, nhưng khi tận mắt nhìn thấy vẫn thấy ngạc nhiên.

Đây là một căn nhà thế nào ư? Hai gian phòng tối đen như mực, phủ đầy bụi đất và những đồ linh tinh, thiết bị điện duy nhất là một chiếc tivi đen trắng không tìm thấy tín hiệu.

Em tìm cho tôi một cái ghế, sau đó rót cốc nước ấm trong bình cho tôi, như một người lớn thực thụ nói chuyện với tôi. Bà nội em chống gậy bước chân không vững đi ra, nói đứa trẻ này từ nhỏ đã hiểu chuyện, cũng thông minh lắm, chỉ tội cái số không may, có bố mẹ mà không dựa vào được, nhờ tôi để ý trông nom em một chút.

Nghe lời nhắc nhở của bà, tôi chỉ đỏ mặt gật đầu đồng ý, nhưng tôi biết mình chẳng có tài cán gì, chỉ là một cậu sinh viên mà thôi, tôi có thể thay đổi được điều gì đây?

Tôi chỉ có thể hết lòng dạy bảo em, tôi hay nói với em, nếu em muốn thoát khỏi cảnh nghèo thì phải liều mạng học, con người ta muốn bứt phá khỏi nghịch cảnh chỉ có cách liều mạng cố gắng.

Em làm theo đúng như vậy, thường tới hiệu sách trong thị trấn đọc sách, từ thôn của em lên thị trấn phải đi bộ mất hai giờ, xuất phát từ sáng sớm phải trưa mới đến nơi, có khi lúc về trời đã tối nhem rồi, nhưng trên mặt em không hề có dấu vết của sự mệt mỏi, chỉ thấy nụ cười thỏa mãn luôn hiện trên môi.

Em đã làm hai chuyện khiến tôi ấn tượng sâu sắc. Chuyện đầu tiên là có học sinh bị bò húc bị thương, nôm na là cậu học sinh kia nghịch ngợm, cố tình trêu bò ở ven đường, thế là bò nổi điên dùng sừng húc nó bị thương. Vết thương rất nghiêm trọng, vùng ngực chảy máu rất nhiều. Em thấy vậy chạy thật nhanh tới kéo sợi dây buộc bò, buộc dây kéo bò lên thân cây rồi cõng cậu học sinh bị thương kia chạy như bay đến trạm y tế trong thôn. Phụ huynh của cậu học sinh bị thương chạy tới nơi, chẳng nói chẳng rằng đã cho em một cái bạt tai. Phụ huynh đó không ngừng chửi mắng, nói chắc chắn là do em không để ý bò khiến con mình bị thương, nếu xảy ra chuyện gì sẽ bắt em đền mạng.

Một cậu bé bên cạnh vội vàng giải thích cho em, nói bò là của nhà khác, em chỉ cứu người thôi. Phụ huynh kia xấu hổ nhìn em, nhưng không hề xin lỗi lấy một câu mà quay đầu chạy đến chỗ con trai bị thương. Mặt của em bị tát đỏ bừng, em che mặt đi ra bên ngoài, sau đó ngồi xổm xuống đất khóc nấc lên. Ở nông thôn là vậy đấy, đứa trẻ nào không có bố mẹ đều đáng bị bắt nạt.

Thế nhưng dù biết sẽ gặp phải tình huống này, em vẫn không hề do dự cứu người, bởi vì sự lương thiện đã khắc sâu trong xương cốt của em. Bà nội luôn dạy em rằng, muốn làm một người tốt, dù làm việc tốt có bị oan cũng không được lấy lý do đó trở thành người xấu.

Chuyện thứ hai chính là có một lần mấy thằng nhóc lớn hơn trong thôn muốn c.ướp đồng hồ đeo tay của em, đương nhiên là em không cho, mấy thằng nhóc kia vây lại đánh em, đánh đấm rất hăng, đầu và cằm của em đều bị chảy máu.

Có một thằng nhóc nghĩ ác, cầm một viên gạch lên nói: “Thế mày có cho không, không cho tao đập chết mày.”

Em nắm chặt chiếc đồng hồ trước ngực, ánh mắt quật cường không chịu khuất phục. Thằng nhóc kia nói đ.ập là đập, viên gạch nện vào ngực em, em hét lên đau đớn, nước mắt tuôn như mưa, dù vậy vẫn kiên quyết không chịu van xin.

Lúc tôi chạy tới nơi lập tức cho thằng nhóc to xác kia một bạt tai, gào lên: “Em làm gì đó, tôi sẽ gọi cho bố của em.”

Thằng nhóc ấy còn gân cổ cãi lại: “Ông chờ đấy, bố tôi đến sẽ đánh chết ông.”

Tôi lại cho nó một bạt tai nữa, cuối cùng nó cũng biết sợ, bắt đầu gào lên khóc. Lúc phụ huynh nó chạy tới, vì tôi là giáo viên tình nguyện, lại là sinh viên, người trong thôn rất kính trọng tôi, phụ huynh kia bồi thường cho tôi rồi dắt thằng nhóc kia đi. Tôi đỡ em đang nằm dưới đất dậy, vén áo em lên xem, máu tụ một cục to trước ngực, tôi nói: “Nếu sau này còn xảy ra chuyện này, em cứ đưa đồ cho tụi nó là được, rồi thầy sẽ lấy về cho em.”

Em lau nước mắt rồi nói: “Đây là thứ em trân trọng nhất, em sẽ không đưa cho tụi nó đâu.”

Lúc này tôi mới nhớ ra, chiếc đồng hồ điện tử này là phần thưởng em dành được khi đạt giải, là vẻ vang đầu tiên trong đời của em. Với em, nó có ý nghĩa không gì sánh được.

Việc dạy học tình nguyện của tôi kết thúc, trước khi rời trường học tôi đặc biệt đến hiệu sách mua vài cuốn sách tặng cho em, trong mỗi cuốn sách tôi đều viết vào đó vài câu. Tôi không thể giúp gì em về vật chất, tôi chỉ cố hết sức cho em một chút hy vọng và dũng khí thôi.

Bảy năm trôi qua, em thi đậu vào đại học Nam Kinh với số điểm cao nhất thị trấn. Em còn gửi tin nhắn cho tôi, nói cảm ơn tôi năm ấy đã chỉ bảo.

Tôi chỉ thấy cảm động thôi, vì tôi có thể tưởng tượng ra những gian khổ đằng sau thành tích ấy, học phí em đi học có lẽ đều là thiếu nợ và vay mượn, mỗi một bộ quần áo em mặc có lẽ đều có những miếng vá và chỉ vụn, mà trong vô vàn đêm khuya yên tĩnh, em đã phải chống chọi với bao nhiêu hoang mang, sợ hãi và cô độc. Bao lần phải tự cho mình dũng khí, nghiêm khắc nhắc nhở bản thân phải liều mạng xông lên.

Trên đời chỉ có một loại chủ nghĩa anh hùng, cho dù phải chịu những bất công của vận mệnh, hiểu rõ bản chất của cuộc sống rồi vẫn có thể can đảm đi về phía trước. Là một người thầy, tôi tự cảm thấy xấu hổ, bởi vì những điều tôi học được từ em còn nhiều hơn cả những gì tôi đã dạy.

Nếu bạn thấy bài viết hữu ích đừng quên dành tặng tác giả 1 like nhé ^^!

Bài viết đã được bảo vệ bản quyền bởi:

Content Protection by DMCA.com
Group: Chia sẻ tin tức Weibo24h

Group chia sẻ tin tức Wibo24h

Admin: Trần Ngọc Duy

Trang Facebook của admin

Group: Hội Tự Apply học bổng Trung Quốc

Group chia sẻ, hướng dẫn, hỗ trợ tự Apply học bổng Trung Quốc

© 版权声明
THE END
Hãy GỬI TẶNG tác giả 1 LIKE nếu bạn thấy thích bài viết này nhé ^^!
点赞0 分享
Bình luận 抢沙发
头像
Hoan nghênh bạn để lại 1 bình luận có giá trị!
提交
头像

昵称

取消
昵称表情代码图片

    暂无评论内容