Câu chuyện nào khiến bạn cảm động nhất? (3)

11.
Hôm trước, tôi đi xem phim “Người Nhện vũ trụ”, trên đường đến rạp chiếu phim, sau lưng tôi bỗng vang lên giọng trẻ con non nớt: “Mẹ ơi, bố của Người Nhện là cảnh sát à?”

Hóa ra trong tâm trí mỗi đứa trẻ, cảnh sát là sự hiện diện mạnh mẽ hơn cả các siêu anh hùng. Tôi cười tươi, lúc đó, tôi lại chợt nhớ đến một đứa trẻ khác, một đứa trẻ đã từng khiến tôi rơi nước mắt trước mặt mọi người. Đứa trẻ đó tên là Sáu. Lần đầu tiên gặp Sáu, tôi còn đang học tại trường cảnh sát. Những ngày rét đậm được trường cử đi thực tập, còn cậu bé khi ấy mới 10 tuổi, nhà bị cháy, nhưng cũng không có gì quá nguy hiểm, một là ngọn lửa đã nhanh chóng được dập tắt, hai là do nhà Sáu cũng không giàu có, nhà bốn bề không có giá trị, không có đồ đạc đáng giá gì. Sau khi giải quyết xong hiện trường, tôi gọi Sáu đến nói chuyện, qua cuộc trò chuyện tôi mới biết bố mẹ em đã qua đời khi em còn rất nhỏ. Em sống cùng với bà nội, em vẫn rất lạc quan, có lẽ là do lúc đó cậu bé còn quá nhỏ. Khi tôi chuẩn bị trở về đơn vị, cậu nhóc chạy đến nói với tôi: “Anh ơi, lớn lên em muốn làm cảnh sát.”

Tôi bảo: “Con nhỏ thì biết gì, về học đi, lúc nào rảnh anh sẽ đến gặp em, lúc đó sẽ hỏi lại xem em có muốn làm cảnh sát nữa hay không?”

Có lẽ Sáu cũng không nghĩ đến những ngày lễ hay Tết Trung thu, tôi đều đến thăm em và bà nội. Vì đây là chuyện riêng nên tôi không mặc cảnh phục, xe cũng là xe riêng. Cậu bé nói không cần mặc quần áo cảnh sát cũng được, để em làm cảnh sát thường trú là được rồi. Sau đó, tôi chuyển đi, nhưng trong những ngày lễ, như thường lệ tôi cũng đến thăm Sáu.

Chớp mắt đã hai năm trôi qua, đứa trẻ năm xưa nay đã 12 tuổi. Món quà tôi tặng sinh nhật lần thứ mười hai của Sáu là chiếc điện thoại cũ tôi đã sử dụng. Em rất hạnh phúc, không có chuyện gì cũng sẽ gọi cho tôi, còn kể cho tôi nghe vài câu chuyện nhỏ. Tôi thường dặn thật kĩ em đừng để lộ danh tính của tôi ra ngoài, không ngờ chuyện này cuối cùng vẫn xảy ra.

Em không cha không mẹ, từ nhỏ đã không ai chăm sóc để ý kĩ, hàng ngày chơi đùa với một đám trẻ ở ga tàu. Đó là nơi tụ tập của ba giáo phái xã hội đen, những kẻ quậy phá và những người phụ nữ hàng ngày mời chào khách hàng. Nhà em ở gần đó nên tôi không có cách nào để lôi nó ra khỏi môi trường bẩn thỉu nhơ nhuốc này, để những con người xung quanh không vấy bẩn được em. Thời điểm đó, tôi có một vụ án phải tìm một gã đàn ông nhỏ nhắn tên là Kim, tôi nhận được thông tin anh ta hay xuất hiện ở nhà ga. Tôi cũng không biết Sáu từ đâu mà biết chuyện tôi đang tìm Kim nên em đặc biệt để tâm sự việc này. Một ngày nọ, tôi đang tuần tra bên ngoài, thằng bé nhắn tin cho tôi nói Kim đang ở nhà ga. Tôi vội vàng bảo em nhanh chóng rời khỏi đó, tôi sẽ đến ngay. Chúng tôi không kịp thay đồ thường phục, mặc cả quân phục cảnh sát đến hiện trường. Khi đến nơi, tôi giả vờ không thấy Sáu, tôi vẫn đi tìm Kim, Sáu quay lại và nói: “Anh ơi, em ở đây.”

Trong lòng tôi đang gào thét: “Nhóc, tránh ra, tránh xa ra, đừng đến gần!”

Em còn muốn nói gì nữa nhưng tôi ra ám hiệu bằng mắt, có lẽ em đã hiểu và đi khỏi đó. Khi mặc đồ cảnh sát ở ga tàu, chắc chắn Kim đã tìm thấy chúng tôi nên lẩn vào đám đông. Sau giờ làm, tôi đã tìm đến Sáu và dặn em gần đây ít đi chơi thôi, tốt nhất đừng bén mảng đến gà tàu.

Nửa tháng sau, tôi bất ngờ nhận được điện thoại của đồng nghiệp nói cậu bé bị trả thù phải nhập viện. Khi tôi đến bệnh viện, nhìn mặt em xanh xao nằm trên giường, em không nói chuyện, chỉ kéo tay áo tôi lại gần và nói: “Anh ơi, em ổn mà, chuyện này không trách anh được.”

Em ấy không nói thì tôi còn thấy ổn, nhưng em nói vậy càng làm tôi cảm thấy nghẹn ngào, bứt rứt.

Tôi nói: “À, không sao đâu, em cứ nghỉ ngơi cho tốt, mấy ngày nữa anh đến đón em xuất viện.”

Ra khỏi cửa phòng bệnh, nước mắt tôi không ngừng rơi, chính tôi đã làm hại cậu bé. Các y tá đi ngang qua không rõ chuyện gì xảy ra, có người dừng lại đưa tôi khăn giấy, vỗ vai như an ủi người đàn ông đang khóc ngay cả khi đang khoác trên mình bộ cảnh phục.

Mấy ngày sau đó, tôi như người điên đi tìm Kim. Một tuần sau, cuối cùng cũng bắt được, điều tra ra hắn chính là người hành hung Sáu. Cũng trong ngày hôm ấy, tôi đến bệnh viện đón em và nói với em: “Anh trai hôm nay đã giúp em trả thù, sau này phải học hành cho đàng hoàng, thêm nữa, lớn lên đừng làm cảnh sát.”

Tôi tin rằng, những giọt nước mắt lúc ấy đều là những giọt nước mắt chân thật nhất xuất phát từ trong tim. Tôi không biết người lớn có quyền khóc hay không, tôi chỉ biết, thời điểm đó, tôi không thể kiểm soát được nước mắt của mình.

12.
Gần đây nhất tôi phải đối mặt với cái chết, kể ra cũng không sợ mọi người cười. Buổi sáng tôi mua một quả trứng, ngay sáng ra hàng phố cũng có, bán loại trứng gà luộc. Lúc đó ăn quá nhiều mà bị nghẹn, uống nước cũng không trôi, cả khuôn mặt y như quả cà tím. Lúc đó tôi thực sự cảm thấy sắp chết vì ngạt thở. Sau đó, người dì đang đi trên đường đã tới vỗ lưng tôi để tôi phun ra, cảm giác đó thật khủng khiếp. Tôi sắp đi gặp tử thần, nhưng thật may là có được bàn tay của người dì ấy, cảm ơn dì rất nhiều. Nếu không có lẽ tôi có thể đã trở thành người đầu tiên ăn trứng mà nghẹn chết.

13.
Mẹ tôi mất sớm, lúc đó tôi còn chưa đầy ba tháng, còn về lý do tại sao mẹ chết, tôi và bà nội tôi đều luôn bị ám ảnh. Tôi uống sữa của người khác từ khi còn nhỏ, hôm nay là sữa của con dâu út nhà Lý, ngày mai là sữa của mẹ nhà họ Vương, bà nội thì mớm chút phở cho tôi ăn để tôi hấp thụ đủ các loại dinh dưỡng, lớn lên khỏe mạnh. Sau khi mẹ qua đời, bố tôi đi làm công nhân. Đến năm 7 tuổi, ông đưa tôi đến một thành phố nhỏ và giới thiệu với tôi một người phụ nữ mập mạp, nói rằng sau này dì ấy chính là mẹ tôi. Dì cho tôi vài miếng kẹo đường cố gắng dỗ dành tôi nhưng việc tôi làm là hét thẳng vào mặt dì ấy.

Dì cũng là kết hôn lần thứ 2, lúc kết hôn với bố tôi đang mang bầu, chỉ là sau này đứa trẻ đó không ra đời. Nguyên nhân là vì 2 người nghĩ sẽ nuôi dạy tôi trước. Rồi sau đó dì lại mang thai hai lần, nhưng cũng vì sợ không chăm sóc được tôi, sợ tôi sẽ buồn nên quyết định phá thai. Đó có thể là điều mà dì ấy nuối tiếc cả đời này. Những năm đầu học tiểu học, dì đều đưa đón tôi đi học. Trước đây nhà tôi nghèo, chỉ có một chiếc xe đạp, mỗi khi trời mưa to xe không thể đi được, dì bảo tôi ngoan ngoãn ngồi ở ghế sau, còn dì dưới trời mưa tuyết đẩy xe rất vất vả. Hồi nhỏ tôi quá nghịch ngợm, lúc nóng giận dì ấy cũng đánh tôi, nhưng sau đó lại tự trách mình, lúc mắng tôi giọng nói còn nghẹn ngào. Dì sẽ nấu những món ăn ngon, sẽ lén lút nhét tiền vào cặp tôi, bị gọi phụ huynh cũng là dì cúi đầu xin lỗi cô giáo. Tôi bị bạn học bắt nạt dì cũng là người xắn tay áo giúp tôi đòi lại công bằng.

Nhớ hồi nhỏ sốt cao, dì đã khóc ôm tôi đi bệnh viện. Có rất nhiều chuyện khác mà tôi không nhớ được, chỉ nhớ rằng, dì ấy là mẹ tôi.

14.
Lần đầu tiên viết về nó trong lòng mang theo một chút xúc động. Công việc của hội sinh viên lúc nào cũng phải làm nhiệm vụ trong phòng trực. Thời tiết tháng 5 trời luôn âm u, bạn không bao giờ biết khi nào trời đột ngột đổ mưa.

Hôm đó đang làm dự án cùng với các đồng nghiệp khác thì trời bất ngờ mưa to (loại rất to ấy), rồi trong phòng trực chị trưởng nhóm nói: “Các bạn nhanh chóng gọi cho bạn cùng phòng để họ đến đón nhé.” (Một lần nữa nhấn mạnh rằng cơn mưa lúc đó rất lớn).

Khi những người khác bắt đầu gọi điện cho bạn cùng phòng, có những người nói không cần gọi, dầm mưa cho mát (cách làm này tôi cũng chẳng còn gì để nói), những người khác thì nói đùa nhau rằng “Con trai mẹ ơi, con trai mẹ có đến không?”, “Đồ con trai bất hiếu”, v.v…

Mặc dù cười nói nhưng bây giờ nghĩ lại trong lòng họ lúc ấy chắc là chua xót lắm. Có rất nhiều người không có ai chịu tới đưa về, tôi cũng ôm tâm lý đùa cợt gọi cho bạn cùng phòng. Chuông điện thoại kêu một lúc không thấy ai trả lời, tôi cũng buồn buồn cúp máy. Thế nhưng chỉ một thời gian ngắn sau, Lâm (bạn cùng phòng tôi) gọi lại cho tôi: “A lô, chó à, vừa chơi mạt chược nên không biết mày gọi…”

Tôi nghe nó nói một hồi cũng không biết nói gì, đùa cợt: “Trời mưa thế này, không biết đến đón bố à?”

Bên kia điện thoại chửi: “Đồ ngớ ngẩn, đang ở đâu, lớn thế này rồi mà không biết tự lo cho bản thân cầm cái ô đi.”

Tôi nói: “Đang ở phòng trực.”

Bên kia điện thoại không thấy trả lời, nhưng tôi vẫn ẩn ẩn nghe thấy tiếng nó: “Mẹ kiếp, chó nhà tôi không cầm theo ô, tôi đi đón nó, không chơi nữa, tí nữa quay lại chơi.”

Sau đó điện thoại mất tín hiệu. Chỉ chốc lát sau đã có người đẩy cửa phòng trực nói to: “Xin chào, cho tôi hỏi XX có ở đây không? Tôi đến đón cậu ấy.”

Đó là điều cảm động nhất lúc tôi ở trường đại học.

Nếu bạn thấy bài viết hữu ích đừng quên dành tặng tác giả 1 like nhé ^^!

Bài viết đã được bảo vệ bản quyền bởi:

Content Protection by DMCA.com
Group: Chia sẻ tin tức Weibo24h

Group chia sẻ tin tức Wibo24h

Admin: Trần Ngọc Duy

Trang Facebook của admin

Group: Hội Tự Apply học bổng Trung Quốc

Group chia sẻ, hướng dẫn, hỗ trợ tự Apply học bổng Trung Quốc

© 版权声明
THE END
Hãy GỬI TẶNG tác giả 1 LIKE nếu bạn thấy thích bài viết này nhé ^^!
点赞0 分享
Bình luận 抢沙发
头像
Hoan nghênh bạn để lại 1 bình luận có giá trị!
提交
头像

昵称

取消
昵称表情代码图片

    暂无评论内容