[Zhihu dịch] Làm Thế Nào Để Trở Thành Một Người Có Nội Tâm Mạnh Mẽ? (Phần 4)

[3] Tác giả: 宏桑

Lược dịch bởi: Mây Không Biết Bay

“Chúng ta sống trên đời, ai cũng có nhu cầu về tình yêu thương và lòng nhân ái. Nếu bạn biết rằng trên thế giới có nhiều người như bạn, khẳng định bạn và đối xử tử tế với bạn, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống rất tươi đẹp, thế giới này cũng rất đẹp đẽ. Dù bạn có là một con người rất độc lập về tâm hồn cũng vậy. Không ai độc lập đến mức không cần đến tình yêu thương và lòng tốt của đồng loại.”

Đoạn văn này trích từ tuyển tập tiểu luận của nhà triết học đương đại Zhou Guoping – “Tình yêu và sự cô đơn”.

Trong thời đại này, tất cả chúng ta ngày càng trở nên cô đơn, thờ ơ và thận trọng, như thể chúng ta là một người bảo vệ bản thân sắc sảo. Không còn dũng cảm làm điều gì đó, không còn kết bạn mới, không còn liên lạc với những người bạn cũ, không còn tò mò về thế giới, và không còn bày tỏ tình yêu và lòng thù hận một cách rõ ràng.

Sau đó tôi nói, tôi muốn nội tâm trở nên mạnh mẽ, mạnh mẽ đến mức không cần dựa dẫm vào bất cứ ai.

Có rất nhiều người trẻ tuổi như vậy ở Nhật Bản đương đại. Họ mất tinh thần trong công việc, từ bỏ nhu cầu của mình trong các mối quan hệ giữa người với người, đánh mất những ham muốn trong cuộc sống và tách mình ra khỏi những người khác. Nhìn bề ngoài, họ giống như bức tường đồng, vách sắt, nhưng bên trong của họ thế nào cũng chỉ có họ mới biết được.

Lý do tại sao tôi không tán thành những người sử dụng nội tâm mạnh mẽ như một cái cớ để trốn tránh các mối quan hệ giữa người với người, không phải vì họ dễ xấu hổ, mà bởi vì họ thực sự vô dụng khi có nhu cầu về các quan hệ.

Con người có thể không có tinh thần chiến đấu, chấp nhận sự bình thường của bản thân, không có ham muốn và chấp nhận sự đơn giản của cuộc sống, nhưng sợi dây liên kết duy nhất giữa con người – chấp nhận sự quan tâm và đồng hành từ người khác, không thể từ bỏ nó, trừ khi người đó sống trong một khiếm khuyết tâm lý: mất khả năng nhận thức cảm xúc.

Thực ra, chúng ta không khao khát cô đơn, cũng không muốn bỏ rơi tình cảm giữa con người với nhau, chẳng qua là con người sống trong sự yếu đuối “sợ cô đơn”, mà cũng là yếu điểm “sợ bị từ chối”.

Không dám bày tỏ cảm xúc của mình, đánh giá cao người khác, lo lắng về việc bị từ chối và khó chịu. Vì vậy, bạn không dễ dàng tiếp xúc với người khác, rất kén chọn trong việc kết giao bạn bè,  không hợp nhau lại phải âm thầm chịu đựng. Bạn cô đơn nhưng chịu không nổi, đành phải hỏi trên đời có thuốc giảm đau nào không, đã uống rồi thì không thấy khó chịu nữa: không có bạn bè.

Không có loại thuốc nào như vậy.

Sartre nói: “Người khác chính là địa ngục.”

Quá quan tâm đến ánh mắt của người khác và sợ hãi trước những cảm giác tiêu cực của họ về bản thân, điều này tương đương với việc bạn luôn sống trong địa ngục và chấp nhận sự ràng buộc vô hình.

Nhưng nếu bạn rời bỏ người khác và sống độc lập, điều tiếp theo xảy ra là cảm giác cô đơn đến tận thấu tim.

Nếu bạn không giải quyết được tình huống khó xử này, nội tâm của bạn không thể trở nên mạnh mẽ.

© 版权声明
THE END
Hãy GỬI TẶNG tác giả 1 LIKE nếu bạn thấy thích bài viết này nhé ^^!
点赞0 分享
Bình luận 抢沙发
头像
Hoan nghênh bạn để lại 1 bình luận có giá trị!
提交
头像

昵称

取消
昵称表情代码图片

    暂无评论内容