[NHÂN GIAN] MÙA TẾT BI THƯƠNG CỦA MỘT GIA ĐÌNH HỒ BẮC (PHẦN 3)

[NHÂN GIAN] MÙA TẾT BI THƯƠNG CỦA MỘT GIA ĐÌNH HỒ BẮC (PHẦN 3)

———————————

Tiễn hai bà cháu đi rồi tôi vẫn thấy không yên tâm, mở điện thoại thì phát hiện cuối tháng 12 đã có người gửi cho tôi một bài viết về một loại bệnh truyền nhiễm chưa xác định, bài viết có nói người già phải đặc biệt cẩn thận, đeo khẩu trang sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. Lúc ấy tôi mới thấy hối hận vì không chuẩn bị khẩu trang cho Tiểu Bảo và mẹ tôi.

Mấy hôm sau đó tôi gọi điện mỗi ngày để kiểm tra tình trạng sức khỏe của Tiểu Bảo và mẹ tôi, và hỏi xem liệu ở quê có hiện tượng bất thường gì không. Mẹ tôi lần nào nghe điện thoại cũng rất nhẫn nại trả lời: “Tiểu Bảo khỏe lắm, ở quê tất cả đều ổn. Điều khác duy nhất là năm nay không có heo rồi, ở đây heo nhà người ta đều chết hết cả, phải sang tận Ngũ Phong mua giá rất cao.”

Tôi rất hiếu kỳ, tại sao heo ở Kinh Châu đều chết hết còn ở Ngũ Phong lại không? Mẹ tôi thì haha cười lớn: “Cái này làm sao mẹ biết được? Vấn đề này chỉ có cách đi hỏi heo ở Ngũ Phong thôi.”

Buổi tối mùng 9 tháng 1 năm 2020, lúc tôi call video với mẹ phát hiện Tiểu Bảo đang chảy nước mũi, tôi sợ cuống cả lên. Cũng tối hôm ấy, trên mạng xuất hiện một bài đăng, nói rằng khả năng biến đổi của chủng bệnh này rất cao, động vật trung gian lây nhiễm mầm bệnh rất đa dạng. Đến ngày 18, họ lại nói rằng “có thể tồn tại khả năng lây từ người sang người”.

Đọc được những lời tường thuật mơ hồ ấy, tôi mới chợt nhớ đến những con heo có sức sống kiên cường ở Ngũ Phong.

Tiểu Bảo bị cảm, mẹ tôi lại mệt thêm: “cả đêm không dám ngủ, phải để ý xem con bé có sốt không.” Mẹ tôi có nhắc đến một người em gái, hồi nhỏ 6 tuổi lên cơn sốt rồi hỏng luôn đôi mắt.

Nhưng vài giây phút buồn bã qua đi, mẹ tôi lại vui vẻ nói về những thứ bà đã chuẩn bị cho năm mới: chăn ga gối đệm bà đã giặt sạch sẽ thơm tho, sàn nhà gương kính cũng lau sạch sẽ. Mẹ tôi phàn nàn thịt heo quá đắt nhưng vẫn mua về một ít, dì và cậu tôi cũng mang đến nhà đủ loại đồ ăn thức uống, “nhà mình chẳng làm nông, đồ tết giờ đã nhiều đến mức sắp không đóng được tủ lạnh rồi, chỉ chờ con về, nhường con ăn đầu tiên đấy.”

Nhìn hình ảnh mẹ tôi trong điện thoại già nua tiều tụy nhưng vẫn hồ hởi chờ ngày đoàn viên, mũi tôi chợt vô cùng chua xót. Ngày 19 tháng 1, tôi ôm con gái lớn vội vàng lên xe về Kinh Châu.

Lúc lên tàu, gần như không có ai đeo khẩu trang cả, tôi cũng không. Hai người đàn ông ngồi bên cạnh tôi liên tục thảo luận về việc khó mua vé tàu, cũng chẳng có ai nhắc đến việc Vũ Hán đang có dịch bệnh phát sinh. Xuống trạm tàu ở Hồ Bắc, tôi lại lên xe bus về Kinh Châu, trên xe hơn 20 người, cô bé ngồi cạnh tôi là người duy nhất đeo khẩu trang, cả quãng đường hơn 30 phút không nói một câu nào.

10 giờ đêm ở thị trấn, đèn rọi sáng hai bên đường lớn, xung quanh yên tĩnh lạ thường.

Bố tôi về nhà muộn hơn tôi hai tiếng, miệng càu nhàu ông bạn đi sai đường, tay thì chuyển một đống đồ lớn: 3 bao gạo và 2 thùng rượu kê – “Sếp biết bố sắp làm tiệc mừng thọ nên mới tặng đống này đấy nhé.”

“Sếp của ông đúng là hào phóng quá nhỉ!” – Mẹ tôi chế nhạo cái tính hà tiện keo kiệt của bố.

“Đem một ít gạo ít dầu về cũng tốt mà, ngày mai nhà mình sẽ bỏ ra ăn. Bố vất vả quá rồi, giờ đi nghỉ đi bố ạ.” Tôi vội vội vàng vàng làm hòa, lời qua tiếng lại thêm một lúc nữa thế nào cũng lại xảy ra cãi vã. Thế nhưng bố tôi lại khác hẳn thường ngày, hihi haha nói với mẹ tôi: “Sếp tổng của tôi ơi, đừng cứ nhìn thấy tôi thì lại nóng nảy, lần này tôi được thưởng tết tận mấy nghìn, giờ đều đưa cho bà hết.”

“Mấy nghìn tệ thì nhiều lắm à? Đừng có mà nghĩ là tôi hiếm lạ gì mấy đồng tiền thối của ông.” Mẹ tôi vẫn cứ lời lẽ sắc bén như thế, bà nói lần này mừng thọ phải chi bao nhiêu tiền, bố tôi đưa tiền cho mẹ là việc đương nhiên phải làm. “Cái này gọi là có qua có lại, ông có hiểu không?”

“Từ ngày mai tôi sẽ chăm chỉ làm việc nhà, bà nói gì tôi làm nấy, tất tần tật đều nghe theo lời lãnh đạo, không gây sự không ồn ào, đảm bảo để nhà mình ăn một cái tết thật vui vẻ.” Bố tôi quay đầu sang nói với tôi rằng: “Cảm ơn con, Mộng Nha Tử, năm nay về quê ăn tết đoàn viên. Hai đứa các con còn chủ động tổ chức cho bố tiệc mừng thọ, bố thực sự vui nhiều lắm.”

Tính cách bố tôi luôn độc đoán bảo thủ, cho nên quan hệ cha con lúc nào cũng xa cách. Đến nay, tuổi bố tôi cao dần, cũng đã biết cách nói lời cảm ơn, lại còn mang theo chút ít ấm áp nhẹ nhàng, thật sự khiến tôi ngạc nhiên.

Lông mày mẹ tôi cuối cùng cũng dãn ra: “Nhà hàng đã giục mấy lần rồi, bắt mình phải đến chọn thực đơn sớm chút, buổi sáng ngày mai đi sang đó đi.”

“Yes, sir!” – Bố tôi bày ra điệu bộ chào đầy tôn kính.

Phút giây hòa thuận ấm áp này ở gia đình tôi thật sự vô cùng hiếm hoi và quý giá. Cùng lúc ấy chồng tôi cũng gửi đến một tin vui: ông bài nội nhớ cháu, cũng muốn đến chúc thọ thông gia, nên đã bay từ Đông Bắc đến Hàng Châu, chỉ chờ ngày 23 chồng tôi được nghỉ sẽ cùng nhau bay đến Kinh Châu.

Lần này thực sự đúng là đại đoàn viên rồi. Bố mẹ tôi nghe tin ấy thì vui đến mức không kìm chế nổi. Ngày 20 lại lôi thực đơn ra ngắm nghía: “Ông bà thông gia thích ăn gì ấy nhỉ? Không biết họ ăn có quen lẩu cay ở đây không nữa.”

“Mùa đông ở đây lạnh quá, phòng để ông bà ấy ở sắm thêm cái điều hòa đi thôi…”

Nếu bạn thấy bài viết hữu ích đừng quên dành tặng tác giả 1 like nhé ^^!

Bài viết đã được bảo vệ bản quyền bởi:

Content Protection by DMCA.com
Group: Chia sẻ tin tức Weibo24h

Group chia sẻ tin tức Wibo24h

Admin: Trần Ngọc Duy

Trang Facebook của admin

Group: Hội Tự Apply học bổng Trung Quốc

Group chia sẻ, hướng dẫn, hỗ trợ tự Apply học bổng Trung Quốc

© 版权声明
THE END
Hãy GỬI TẶNG tác giả 1 LIKE nếu bạn thấy thích bài viết này nhé ^^!
点赞0 分享
Bình luận 抢沙发
头像
Hoan nghênh bạn để lại 1 bình luận có giá trị!
提交
头像

昵称

取消
昵称表情代码图片

    暂无评论内容