Căn Nguyên Của Mọi Vấn Đề Tâm Lý Là Gì? ( Phần 2/2 )

Người dịch : Thu Thủy
Vui lòng không repost, ghi nguồn cũng không, cảm ơn các bạn
——————————
Website Weibo24h : https://weibo24h.com/

Fanpage Weibo24h : https://www.facebook.com/weibo24h/

——————————

Con gái bị thầy giáo phạt đứng, bị thầy cô phê bình, điều tôi quan tâm đầu tiên chính là có sợ hay không, có cảm thấy bị cô lập, bị tổn thương. Tiếp đó mới hỏi nguyên nhân, hóa ra là nói chuyện riêng trong giờ bị thầy cô bắt được, lần sau chú ý một chút, đừng để thầy cô nhìn thấy là được. Bị phê bình cũng không cần phải sợ, con người ai mà làm tất cả mọi người đều thích mình được.

Thực ra những gì chúng ta muốn có lẽ là: Bạn chấp nhận con trẻ, chúng mới chấp nhận chính mình. Bạn tôi trọng bọn chúng, chúng mới tôn trọng chính mình. Bạn phải tin tưởng con mình, đứng trên lập trường của con nhìn vấn đề, con bị đối xử bất công, phát huy không tốt, kịp thời khích lệ tinh thần con trẻ. Còn về hy họng, hy vọng là phán đoán chủ quan của người lớn, từ xếp hạng nhất từ dưới lên đến hạng hai từ dưới lên cũng có thể tràn ngập hy vọng. Khi bạn buông tay, con sẽ có trách nhiệm, việc nhà con cùng tham gia, phân công rạch ròi. Bạn có hạnh phúc, con mới được hạnh phúc, đây chính là sự khảo nghiệm năng lực làm cho mình cũng như các con được hạnh phúc của người lớn.

Quan hệ thân mật cất giấu trong mọi phương diện của cuộc sống, một ánh mắt, một câu nói đều mang ý nghĩa tích cực hoặc tiêu cực.

Dạy dỗ đâu thể dùng một hai câu mà nói rõ ràng được.

Kỳ vọng của mỗi phụ huynh không giống nhau.

Tôi và chồng tôi mong muốn và tạo điều kiện cho con có thể tập trung vào thứ nó yêu thích, tận hưởng niềm vui, tạo ra niềm vui.

Cái kiểu học để thành tài đã sớm bị chúng tôi vo viên dẫm đạp ném bồn cầu lâu rồi.

Mỗi người đều là một cá thể độc lập, không cần phải bắt chước cuộc sống của người khác.

Hình như hơi bị lạc đề rồi, từ vấn đề tâm lý nhảy sang giáo dục.

Phương pháp chữa trị cũng là những cách thức để các thế hệ sau không vướng phải những vấn đề tâm lý như chính bản thân tôi. 

Vấn đề tâm lý của mình, đâu dễ dàng ổn định cảm xúc của mình, 17 tuổi, ngày thứ ba sau khi vào lớp 12, tôi mắc phải chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, bây giờ tôi đã 34 tuổi. Chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế ban đầu là lo âu kéo dài, sau đó mất ngủ (thường xuyên mắt mở chăm chăm đến sáng), và trầm cảm (lúc nào cũng thở dài).

Bố tôi mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế cả đời không chịu uống thuốc, bố mẹ lúc nào cũng đối chọi gay gắt, đánh cãi chửi nhau là chuyện như cơm bữa.

Em gái cũng mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế vào năm lớp 12.

Nguyên do chính của những lo âu khi trưởng thành đến từ công việc. Công việc hút sạch sức sống của tôi. Không có lối thoát, lại thêm kinh tế xã hội không ổn định. Quá nhiều sức ép và bất công.

Một thời gian dài, mỗi tối tôi đều phải uống hai viên Estazolam mới có thể ngủ ngon giấc và bớt lo âu.

Đi làm như xuống mồ, tan làm về nhà một tiếng đồng hồ mới tốt lên. 

Uống thuốc vào, cảm xúc cũng gần như ổn định, không còn nhiều những suy nghĩ cực đoan, bệnh tình cơ bản được kiểm soát. Khổ sở nhất là cả năm lớp 12, trong đầu cứ luôn hiện lên cảnh tượng kinh khủng. Đối mặt với áp lực thi cử, không cách nào tự giải thoạt cho bản thân, cũng không thể tâm sự với bố mẹ, nếu không chuyện đại học coi như hết.

Dấu hiệu thuyên giảm của bệnh tình là: Xuất hiện những cảnh tượng kinh khủng trước đây không thể chấp nhận được, bây giờ thấy cũng chẳng có gì.

Không còn đấu tranh với ký ức nữa, chẳng bao lâu, cứ nghĩ tới những chuyện cũ, chỉ muốn cho mình một bạt tai.

Con người càng trưởng thành, những chuyện trải qua ngày càng nhiều, vậy nên những gì nên buông xuống thi buông xuống.

Liệu pháp Morita (video bình luận của An Đại Hùng) hay vi deo phỏng vấn của chuyên gia tâm thần nổi tiếng người Anh Claire Wicks tôi đều đã xem qua.

Claire Wicks nhấn mạnh nguyên tắc dùng thuốc cho người bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế là dùng lượng nhỏ thuốc an thần (một loại của thuốc ngủ).

Thực ra rất nhiều bác sĩ trong các bệnh viện tâm thần không thực sự chuyên nghiệp, họ kê thuốc vennafaxine (thuốc trầm cảm) cho bệnh nhân rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là tình trạng nặng của của chứng lo âu, gây ra chứng hưng cảm.

Thể chất và tinh thần khỏe mạnh hoặc sự sống

Không thể có cả hai.

Đợt bong bóng bất động sản lần này, 18 năm sau những người đang vay ngân hàng để đầu tư sẽ có bao lo lắng, bao điên cuồng.

Cuộc sống phần lớn đều vậy, ai ai cũng đều lo nghĩ.

© 版权声明
THE END
Hãy GỬI TẶNG tác giả 1 LIKE nếu bạn thấy thích bài viết này nhé ^^!
点赞0 分享
Bình luận 抢沙发
头像
Hoan nghênh bạn để lại 1 bình luận có giá trị!
提交
头像

昵称

取消
昵称表情代码图片

    暂无评论内容