[ Zhi Hu ] Có cách học nào khiến người ta cảm thấy sung sướng không? ( Phần 4 )

[ Zhi Hu ] Có cách học nào khiến người ta cảm thấy sung sướng không? ( Phần 4 )

Người dịch : Thu Thủy
Vui lòng không repost, ghi nguồn cũng không, cảm ơn các bạn
——————————-
Website Weibo24h : https://weibo24h.com/

Fanpage Weibo24h : https://www.facebook.com/weibo24h/

Nguồn : https://www.zhihu.com/question/58772932/answer/1618859288?

——————————-

[96.279 like]

V.  Tạo kiến thức toàn diện— Phương pháp học thuộc bằng sơ đồ cây thông minh

Vào cuối kỳ, chúng ra phải học thuộc vài cuốn sách chuyên ngành, và có lẽ đã không ít người đã trải qua sự đau khổ khi học nó.

Bình thường tôi đều học lướt trên lớp, nhưng vào cuối kỳ tôi lại biến thành cỗ máy học thuộc.

Vào học kỳ cuối đại học, vào thời điểm tôi trả bài mãnh liệt nhất, bạn cùng phòng của tôi nói rằng ban đêm khi nói mớ tôi đều đang đọc “Giới thiệu về tư tưởng Mao Trạch Đông và hệ thống lý luận về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”.

Nhưng khi học thuộc tôi đều có phương pháp đó chứ, tôi chính là học thuộc dựa theo sơ đồ tư duy đó.

Có thể bạn sẽ nói là, à, tôi cũng có lập sơ đồ tư duy, nhưng lại cảm thấy nó không có tác dụng gì cả!

Đương nhiên rồi, bạn đã bắt đầu chép từ chương đầu tiên mà, cứ chép mãi chép mãi thì sao mà bạn chép cho hết được.

Đây chính là một sự hiểu lầm nghiêm trọng về sơ đồ tư duy. Trọng tâm của sơ đồ tư duy không phải là “tất cả”, mà là “hướng dẫn”.

Rất hiều người lập sơ đồ tư duy mà không có hiểu rõ đầy đủ về các kiến thức toàn diện, họ chỉ đang chuyển những thứ có trong sách sang cuốn sổ tay của mình theo các mục lục thôi. Những thứ có trên sơ đồ đúng là rất đầy đủ, nhưng nó lại thiếu đi tính liên quan và không mang tính định hướng.

Lập sơ đồ tư duy như thế này quả thực chỉ khiến người ta không có hứng thú với việc học bài. Ngay cả khi có hứng thú thì cũng chỉ học thuộc rồi thôi.

Sơ đồ tư duy dễ học thuộc cũng giống như một cái cây vậy, có thân cây, cành cây và lá cây. Các đường mạch giữa chúng cũng phải rõ ràng.

Chẳng hạn như sơ đồ cây tư duy về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác.

Thân cây: danh mục chung

Cành cây: danh mục phụ

Lá cây: điểm kiến ​​thức

Khi làm sơ đồ cây tư duy, bạn phải làm theo từng cấp độ một:

Đầu tiên là làm một thân cây hoàn chỉnh, sau đó mới làm tất cả các cành cây, và cuối cùng điền đầy đủ tất cả các lá.

Tốt nhất là không nên làm theo kiểu một thân cây- một cành cây- một lá cây, rồi lại đến một thân cây- một cành cây- một lá cây, cách làm một chiều như vậy sẽ rất rời rạc, sẽ phá hỏng đi kiến thức của tổng thể.

Khi học thuộc cũng giống như vậy, phải học thuộc từng tầng từng tầng một, chứ không phải là học từng dòng một.

Khi bạn hiểu rõ về các đường mạch của một cuốn sách, bạn có thể nhớ rất kỹ về các chi tiết kiến ​​thức hơn, chứ không phải là nhớ một cách rời rạc, lộn xộn, khi cần dùng đến sẽ không thể nhớ ra được.

Cũng giống như khi bạn muốn hiểu một điểm kiến ​​thức nào đó, trước tiên bạn có thể trích xuất các điểm quan trọng từ một video nổi bật có tính tập trung cao, chẳng hạn như bài thuyết trình TED có sự kết hợp giữa nghe và nhìn, trong đó có chứa rất nhiều điểm kiến ​​thức tinh túy giúp bạn có thể sắp xếp các mạch của sơ đồ một cách hợp lý.

VI. Coi bộ não như giấy nháp— Phương pháp trí nhớ máy ảnh 

Bạn có biết làm thế nào mà những người giỏi tính nhẩm có thể tính được đến con số hàng nghìn của bốn phép tính chỉ trong vài giây không?

Khi họ tính nhẩm trong đầu, họ không phải là “số 6 ở hàng đơn vị, cộng thêm 1, lấy 4 nhớ 6” như chúng ta đâu, mà là họ trực tiếp lập một hàng dọc và làm nháp trong não đó. Cái mà họ nhìn thấy chính là một hình ảnh động.

Nói một cách đơn giản hơn, bọn họ đang sử dụng bộ não của mình như một tờ giấy nháp, và sử dụng một cây bút vô hình để tính toán.

Điều này thật sự là đang điều động trí nhớ hình ảnh của não phải, nhưng cái mà các cao thủ tính nhẩm dùng đó là hình ảnh động.

Chẳng hạn như chủ nhân của câu nói “Bắc Đại cũng tạm”- Táp Bối Ninh, hay còn được gọi là “máy ảnh hình người”. Khi còn học đại học, ông giỏi nhất là việc học thuộc bài, cũng giống như một chiếc máy ảnh vậy, chỉ cần “cạch” một cái là có thể nhớ ngay rồi.

So với chữ viết, con người thường nhạy cảm hơn với hình ảnh, cũng giống như chúng ta thích quan tâm đến những người bạn thường đăng tải hình ảnh trong vòng bạn bè hơn.

Một số người bẩm sinh có não phải phát triển tốt và có khả năng ghi nhớ hình ảnh tốt hơn. Não phải là bộ não tượng hình, chuyên xử lý các bức tranh.

Nhưng “trí nhớ máy ảnh” cũng có thể được trau dồi.

  1. Tái hiện lại hình ảnh trong não

Bạn có thể bắt đầu luyện tập từ một hình ảnh đơn giản, nhắm mắt lại sau khi nhìn nó và khắc họa lại bức tranh này trong đầu của mình cho đến khi khắc họa hình ảnh đó giống y như hình ảnh thật là được. 

  1. Tái hiện lại chữ viết trong não

Điều này có thể hơi khó khăn, chúng ta phải tái tạo lại hình dạng của chữ viết trong đầu mình, chứ không đơn giản như một chữ. Bạn có thể bắt đầu luyện tập từ các ký tự đơn giản, sau đó mới đến các từ, rồi lại đến các câu ngắn và câu dài, cho đến khi bạn có thể “nhìn thấy” chữ viết trong não của mình thì thôi. 

Nếu như điều đó chỉ để được sử dụng cho việc học thuộc bài, bạn có thể tái hiện lại các ký tự trong não thì cũng rất OK rồi.

Có gì thì nói đó, học thuộc như thế này cảm giác quả thật rất tuyệt đó.

Cuối cùng, chúng ra sẽ tóm tắt lại một chút:

Không phải bạn không thích học hay bạn học không tốt mà là do não bộ của bạn đã hình thành một khuôn mẫu, khiến nó cảm thấy rằng bạn chưa đem lại được cảm giác kích thích cho nó.

6 phương pháp này là cách mà khiến bạn có thể đưa ra những phản hồi kịp thời và liên tục cho não bộ, để nó thay đổi khuôn mẫu từng chút một và đứng cùng một chiến tuyến với bạn.

Cũng giống như khi bạn nhìn thấy câu trả lời bây giờ, nếu như bạn chỉ xem lướt đi một cách máy móc thì não bộ của bạn sẽ không được thỏa mãn, và sẽ hình thành một khuôn mẫu nữa. Nhưng nếu như bạn đã nhìn thấy chỗ này, bạn nhấp đúp chuột vào màn hình và nhấn like, thì não bộ sẽ nhận được phản hồi kịp thời, và sẽ đem những phương pháp này ghi nhớ vào trong đầu bạn, và khuôn mẫu cũng sẽ bắt đầu thay đổi.

Bạn còn chần chừ gì nữa?

© 版权声明
THE END
Hãy GỬI TẶNG tác giả 1 LIKE nếu bạn thấy thích bài viết này nhé ^^!
点赞0 分享
Bình luận 抢沙发
头像
Hoan nghênh bạn để lại 1 bình luận có giá trị!
提交
头像

昵称

取消
昵称表情代码图片

    暂无评论内容