Nhận diện những kẻ tiểu nhân (và cách ứng phó) (Part I)

Ngạn ngữ Anh có câu : hãy cho tôi biết bạn của bạn là ai, tôi sẽ cho bạn biết bạn là người như thế nào. Hãy thử dành ra vài phút và nhìn nhận lại những mối quan hệ xung quanh bạn. Họ có thật sự xứng đáng được bạn xem là quan trọng trong cuộc đời? Họ có những phẩm chất tốt đẹp mà trong tương lai bạn cũng muốn học tập? Họ có là những người chân tâm thật ý muốn nhìn thấy bạn thành công? Hay họ là những kẻ giả tạo mà chỉ cần một chút vui vẻ của bạn cũng khiến họ chột dạ? Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ vì sao bạn chỉ nên thiết lập và kết giao với những mối quan hệ chân thành – những người quan tâm đến bạn, luôn đóng góp những điều giá trị cho tình bạn của cả hai, và quan trọng nhất, là những người bạn không bao giờ giả dối.

Làm cách nào để nhận diện những kẻ tiểu nhân/ đạo đức giả?

Tôi từng phụ trách công việc tư vấn tâm lý chuyên nghiệp trong một khoảng thời gian dài, chính vì vậy, việc nhận diện những kẻ tiểu nhân phần nào đã trở nên dễ dàng hơn. Có rất nhiều dấu hiệu rất rõ ràng để có thể khẳng định được người đứng trước mặt bạn đang che giấu điều gì đó, có những hành vi mờ ám, hay chỉ đơn giản là đang muốn lợi dụng bạn cho một mục đích cá nhân của họ. Trong hầu hết các trường hợp, chính là bạn đang sở hữu giá trị bất kỳ mà họ muốn – chẳng hạn như từ bạn mà thu hút sự chú ý của mọi người, lòng trắc ẩn, quan tâm và cảm thương vô điều kiện của bạn, hoặc sự nghiệp của họ cần có bạn mới có thể phát triển, thăng cấp. Cho dù là bất cứ lý do nào đi nữa, tốt nhất bạn nên nhanh chóng nhận ra mục tiêu thật sự của họ khi tiếp cận bạn và tránh né họ càng xa càng tốt. Dưới dây là vài đặc điểm của những kẻ tiểu nhân mà bạn nên vô cùng lưu ý để sớm nhìn thấu chân tướng của người đang cố tiếp cận mình.

1. Họ chẳng cần biết đến ai khác ngoài chính mình

Sở thích của những kẻ giả tạo chính là khoe khoang. Họ vô cùng thích ca tụng, tán dương bản thân. Họ chia sẻ khắp vòng bạn bè tất cả những bức ảnh và videos về từng thành tựu họ đạt được; tất cả những bộ phận trên cơ thể họ; và quả quyết rằng họ “chính là người xuất chúng nhất trên thế gian này”. Hầu hết bọn họ đều không tài giỏi đến vậy trong đời thực, nhưng lại luôn cố hành động như thể họ rất giỏi và tự ám thị bản thân rằng họ ưu tú hơn bất cứ ai mà họ gặp. Vấn đề đó cũng sẽ xảy ra với bạn – bạn có thể cảm thấy họ luôn cố tình dìm mình xuống và rồi bạn, bất đắc dĩ, trở thành nhân vật phụ trong những vở kịch của họ.

2. Lúc nào cũng tỏ vẻ deep

Bạn đã từng có cuộc trò chuyện sâu sắc nào với những kẻ tiểu nhân chưa? Điều này, tôi cho rằng, là bất khả thi. Chính vì EQ, hoặc khả năng đồng cảm của họ khá thấp; và đến chính họ cũng chẳng hiểu tận sâu thẳm trong thâm tâm mình đang nghĩ gì – và phần lớn lý do là vì họ không muốn phơi bày cảm xúc thật của mình cho ai nhìn thấy, dù những cảm xúc đó có vô cùng bình thường đi chăng nữa. Bởi vì vừa diễn vai “Tôi là nhất”, vừa tỏ ra đồng cảm với những cảm xúc “tầm thường” của những người “bình thường” là rất khó khăn đó.

3. Không biết tự suy xét lại mình

Để trở nên hoàn thiện, chúng ta cần phải chấp nhận những lời khuyên hay góp ý từ người khác. Dù có khó khăn đi chăng nữa, vẫn phải đón nhận cả những điểm mạnh lẫn điểm yếu của bạn thân và chấp nhận rằng mỗi người là một cá thể khác nhau. Chỉ cần suy nghĩ đó được hình thành, lúc nào ta cũng có thể tiến bộ được. Khả năng tự suy xét bản thân yêu cầu chúng ta tư duy, suy ngẫm, tha thứ, thừa nhận lỗi lầm, và học hỏi từ những sai phạm đó. Nhưng để làm được việc này, một người cần phải thành thật với chính mình và đây chính là những phẩm chất mà những kẻ tiểu nhân không hề có. Một kẻ giả tạo sẽ không bao giờ nhận ra sai phạm của mình, không bao giờ xin lỗi, nhưng nếu có lần hiếm hoi nào đó họ nhận lỗi – thì lúc nào cũng sẽ kèm theo một lý do để biện minh.

[ END PART I ]

© 版权声明
THE END
Hãy GỬI TẶNG tác giả 1 LIKE nếu bạn thấy thích bài viết này nhé ^^!
点赞0 分享
Bình luận 抢沙发
头像
Hoan nghênh bạn để lại 1 bình luận có giá trị!
提交
头像

昵称

取消
昵称表情代码图片

    暂无评论内容