Kể về Tử Cấm Thành – Tập 4: 5 sự thật về Cố Cung​

Kể về Tử Cấm Thành – Tập 4: 5 sự thật về Cố Cung

Tử Cấm Thành hay còn gọi Cố Cung Bắc Kinh là cung điện các hoàng đế từ thời Minh đến đời Thanh và tồn tại 600 năm. Dưới đây là top 5 sự thật về cung điện này mà có lẽ bạn chưa biết.

1. Tử Cấm Thành chịu được động đất đến 10 độ richter

Cố cung đã trải qua hơn 200 trận động đất từ khi xây dựng, trong đó có trận động đất Đường Sơn kinh hoàng nhất là vào năm 1976 khiến 24 vạn người chết trong 23 giây nhưng Tử Cấm Thành vẫn bình yên vô sự.

Để đảm bảo độ kiên cố của Cố Cung, thì đấu củng đã ra đời, đây là cấu trúc xây dựng đặc biệt gồm các thanh ngang từ cột trụ kê đan xen nhau với các hình vuông ở giữa. Sự khéo léo này giúp đỡ mái nhà, chịu được trọng lực cho tòa nhà lớn, vừa mang hình thức thẩm mỹ. 

Đấu củng trong kiến trúc xây dựng

Phần mái kiên cố của đấu củng đóng vai trò là sự cân bằng tổng thể và khiến các cấu trúc “tận dụng lẫn nhau” nhằm phân tán lực khi có chấn động xảy ra. Đây là lí do có thể khiến Cố Cung vẫn tồn tại qua các trận động đất suốt gần 600 năm.

2. Tại sao trong Cố Cung không có nhà vệ sinh?

Tử Cấm Thành từ xưa có quy định không để nhưng chất có mùi ô uế trong cung. Khi muốn đi đại tiện sẽ phải sử dụng bô. Hoàng đế sẽ sử dụng bô bằng vàng được đặt trong Tịnh phòng được đổ đầy tro thực vật, hương liệu, cacbon để khử mùi. Những chất thải sẽ được vận chuyển ra khỏi cung trong ngày bởi các thái giám.

Do vậy trong Tử Cấm Thành không có nhà vệ sinh. Ngày nay vì phục vụ du lịch mà trong Cố cung đã cho xây dựng thêm nhà vệ sinh công cộng.

Quan phòng ngày xưa trong cung

3. Trong Cố cung có lãnh cung như trên phim không?

Nếu bạn là một fan của phim cung đấu thì chắc hẳn quá quen thuộc với câu nói “Đày vào lãnh cung” nếu các phi tần làm sai hoặc bị thất sủng. Vậy lãng cung có thật hay không?

Theo sử sách Cố Cung ghi lại thì lãnh cung thật sự có thật nhưng địa điểm không cố định. Địa điểm đặt Lãnh cung thường là nơi không ai bén mảng, cũ kĩ và ẩm thấp. Tuy vậy, nếu vị phi tần đó phạm tội và bị Hoàng thượng cấm túc cả đời trong cung thì nơi ở của vị phi tần đó cũng sẽ được coi như là lãnh cung.

Lãnh cung u ám, đáng sợ

4. Tử Cấm Thành là cung điện lớn nhất thế giới

Tử Cấm Thành là kiệt tác hoàn thành vào năm 1420 và được 600 năm tuổi, được xây dựng bởi hàng vạn nghệ nhân, công nhân, binh lính. Tử nghĩa là màu tím, Cấm nghĩa là không cho dân thường tùy ý vào. Đây là cung điện lớn nhất thế giới với 9999,5 gian phòng. Bởi lẽ chỉ có Hoàng đế là “Thiên Tử” mới xứng đáng với con số 10000 không chế vạn vật, do đó Cố cung cũng bị mất đi nửa gian phòng để không phạm phép vua. 

Tử Cấm Thành nhìn từ trên cao

5.Hiện có tới 1,8 triệu bộ sưu tập trong Tử Cấm Thành

Có hơn 1,8 triệu di tích văn hóa trong Cố cung nhưng mỗi năm chỉ có hơn 10.000 di tích được trưng bày cho dân chúng chiêm ngưỡng sự xa hoa hào nhoáng của hoàng gia nhà Thanh thời bấy giờ.

Những bảo vật, châu báu khổng lồ với 53000 bức tranh, 75000 thư pháp, 231 bảo vật quý hiếm,… chưa để đến số lượng kho báu được an táng trong lăng tẩm của hoàng gia. Dưới dây là bản đồ Thanh minh thượng hà nổi tiếng và là báu vật của Cố cung. Tác phẩm này do họa sư Trương Trạch Đoan vẽ vào đời nhà Tống tái hiện lại diện mạo và sự phù trú của kinh thành thê kỷ 12, các tầng lớp nhân dân. Bức tranh được vẽ cuộn dài 528,7 cm và rộng 25,2cm. 

Họa đồ “Thanh minh thượng hà” do họa sĩ Trương Trạch Đoan vẽ
© 版权声明
THE END
Hãy GỬI TẶNG tác giả 1 LIKE nếu bạn thấy thích bài viết này nhé ^^!
点赞0 分享
Bình luận 共3条
头像
Hoan nghênh bạn để lại 1 bình luận có giá trị!
提交
头像

昵称

取消
昵称表情代码图片