Mùa hè này bạn đã xem Tây Du Ký chưa?​

Đến hẹn lại lên, mùa hè thì phải xem Tây Du Ký.
Hôm qua vừa xem hết tập cuối bản kinh điển năm 86, có một vài đoạn mà mình rất tâm đắc.

Đoạn thứ nhất:
Kiếp nạn thứ 81 xảy ra sau khi thầy trò Đường Tăng đã lấy được chân kinh từ chỗ Phật Tổ Như Lai và được phong danh hiệu xem như là đã tu thành chánh quả. Điều này hàm ý chỉ ra rằng, trên đời không bao giờ có cái gọi là công thành danh toại hay khổ tận cam lai, khi bạn nghĩ mình đã trải qua đủ mọi cực khổ và có thể bắt đầu hưởng thụ, thì ông trời bỗng nhiên cho bạn rơi từ trên trời xuống đất ngã chỏng vó. Bởi vậy, lúc thất ý đừng nản lòng, lúc thành công đừng tự mãn, bởi vì cả hai thứ này đều chẳng hề duy trì được lâu dài, phúc và họa luôn đồng hành, trong phúc có họa, trong họa có phúc, chúng ta chỉ có thể chuẩn bị sẵn sàng tâm thế vững vàng đối diện với mọi phong ba của cuộc đời.

Đoạn thứ hai:
Sau khi bị con rùa hất xuống sông vì thầy trò Đường Tăng đã quên không hỏi hậu vận giùm nó khi đến gặp Phật Tổ, kinh văn bị ướt, phơi cả ngày trời mới xong. Trong lúc thu dọn kinh văn đã khô ráo vào hành lý, Đường Tăng phát hiện có một quyển kinh văn đã bị thấm ướt và rách rời ra, dù cố công chắp vá thế nào cũng không cứu vãn được tình thế. Ông rất mực lo lắng bởi vì đã khổ cực bao lâu mới lấy được kinh văn rồi mà không bảo quản được tốt, mang về một quyển kinh rách, sao có thể gọi là công đức viên mãn?! Ngay lúc ấy Tôn Ngộ Không đến bên ông và nói: “Thưa sư phụ, ngay cả trời đất vốn dĩ đã chẳng vẹn toàn, vậy thì một quyển kinh rách so ra cũng có chi là to tát. Sư phụ hà tất phải âu lo?” Đường Tăng ngẫm nghĩ lại cảm thấy đúng, nhân vô thập toàn, phàm là vật gì quá hoàn mỹ lại hóa ra không chân thực. Chỉ cần bản thân mình tận sức tận tâm, còn chuyện khác cứ để tạo hóa an bài, lo lắng quá độ ngược lại mất đi nhiều hơn có được. Khi thầy trò họ mỉm cười vui vẻ thu dọn hành trang trở về cố hương, trên mấy tảng đá bên đường ban nãy liền tự động hiện lên ấn chữ rõ ràng rành mạch “Đá phơi kinh” để ghi dấu sự tích này.

Tây Du Ký quả không hổ danh Tứ đại danh tác của văn học Trung Hoa. Hồi trẻ con thì xem tình tiết vui nhộn hấp dẫn bề mặt, khi trưởng thành thì ngẫm thế sự qua từng câu chữ triết lý. Càng là người từng trải, người đi qua năm tháng bể dâu thì lại càng thấm thía hàm nghĩa bên trong. Tây Du Ký mãi mãi là kí ức tuổi thơ của biết bao nhiêu người.

图片[1]-Mùa hè này bạn đã xem Tây Du Ký chưa?​-Weibo24h.com

Ngoài bản Tây Du Ký năm 1986 của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc, mình còn rất thích bản phim điện ảnh Đại Thánh trở về năm 2015. Chân phương giản dị, dí dỏm hài hước, đồng thời cũng hoành tráng chấn động. Một ekip vô danh mất 8 năm thai nghén và thực hiện, kinh phí vỏn vẹn trên dưới 10 triệu USD, đến phút cuối vì cạn kiệt tài lực mà không thể quảng bá rầm rộ như bao bộ phim hào nhoáng khác, thế nhưng lại thành công ngoài sức tưởng tượng. Bởi vì nó vẫn khiến khán giả giữ được nguyên vẹn cảm xúc thời thơ ấu với một tác phẩm đã quá quen thuộc, và lại thêm một lần nữa cảm động vì sự trở về của người anh hùng. Giữa cái thời tác phẩm mì ăn liền tạp nham đầy rẫy, có một bộ phim được dàn dựng chỉ thuần dựa trên tâm huyết với nghệ thuật như thế này chẳng trách lay động được cả một cộng đồng. 

Nếu bạn đã quá mệt mỏi với các bộ phim tình yêu tâm lý xã hội, quá chán ngán với các motip tổng tài lọ lem, vậy sao không tìm một vé quay về tuổi thơ chỉ bằng cách đơn giản là xem phim Tây Du Ký? 

图片[2]-Mùa hè này bạn đã xem Tây Du Ký chưa?​-Weibo24h.com

图片[3]-Mùa hè này bạn đã xem Tây Du Ký chưa?​-Weibo24h.com

图片[4]-Mùa hè này bạn đã xem Tây Du Ký chưa?​-Weibo24h.com

Bài viết bởi  珍珍妮子

@jw88.zhenzhennizi/facebook 

© 版权声明
THE END
Hãy GỬI TẶNG tác giả 1 LIKE nếu bạn thấy thích bài viết này nhé ^^!
点赞0 分享
Bình luận 抢沙发
头像
Hoan nghênh bạn để lại 1 bình luận có giá trị!
提交
头像

昵称

取消
昵称表情代码图片

    暂无评论内容