Yêu cuộc sống, đừng yêu ý nghĩa của cuộc sống

Câu này không phải của Luo Xiang, mà là của Dostoyevsky. Nguyên văn là: hãy yêu một người cụ thể, đừng yêu một người trừu tượng, yêu cuộc sống, chứ đừng yêu ý nghĩa của cuộc sống .

Không chỉ Dostoyevsky , Hannah Arendt cũng cho biết: Tôi chưa bao giờ yêu bất kỳ quốc gia hay nhóm người nào trong cuộc đời mình – Tôi không yêu nước Đức, nước Pháp, nước Mỹ, giai cấp công nhân hay tất cả mọi thứ. Tôi chỉ yêu những người bạn của tôi, những gì tôi biết, loại tình yêu duy nhất mà tôi biết và tin tưởng, cùng người tôi yêu.

Cũng có nhà giáo dục nổi tiếng người Ukraine Sukhomlinsky: Yêu cả nhân loại thì dễ, nhưng yêu một người thì khó.

Ba câu này thực sự chỉ ra cùng một khái niệm: hãy yêu những con người cụ thể, không phải những con người trừu tượng.

Nhưng con người trừu tượng không tồn tại, đó chỉ là ảo ảnh của tâm trí mà thôi. Khi bạn nói rằng bạn yêu bố mẹ, người yêu và những người xa lạ mà bạn chưa từng gặp ở phương xa. Những người này là trừu tượng, và những tình yêu này chỉ tồn tại trong tâm trí. Người phương Tây nói rằng tình yêu là sự cho đi. Và đối với tình yêu của những người trừu tượng, bạn chỉ cần trả một cái giá nhỏ để đạt được một cảm giác lớn về tinh thần và đạo đức.

Trở lại với cuộc sống cụ thể, đối diện với những con người cụ thể và những sự việc cụ thể, họ lại lạnh lùng, thờ ơ, tham lam và bạo lực, còn chúng ta thì tức giận, cáu kỉnh và thiếu kiên nhẫn. Yêu người trừu tượng thì dễ, yêu người cụ thể thì khó. Từ đầu đến cuối, người ta thích ảo tưởng trong đầu, nhưng họ hiếm khi mở mắt ra nhìn người cụ thể.

Trên thực tế , trở ngại lớn nhất từ ​​việc yêu những người trừu tượng đến những người cụ thể là sự đồng cảm và thấu hiểu.

Vào mùa hè năm 2020, có một tin tức: một sinh viên thi đại học đạt hơn 300 điểm, nhưng khai man rằng mình đạt hơn 700 điểm để nhập học vào Đại học Thanh Hoa, và còn làm giả cả giấy báo nhập học, mọi người ca thán chúc tụng, nhưng vào lúc bữa tiệc linh đình nhất, vấn đề cuối cùng đã bị bại lộ. Trong khoảng thời gian đó, chỉ có một loại bình phẩm duy nhất trên Internet, đó là buộc tội sinh viên này.

Sao mọi người lại không thử thay đổi một góc nhìn khác, tạm gác lại những lời buộc tội đối với sinh viên này, và hỏi: Tại sao cậu ta lại muốn làm điều này? Có thể là ngưỡng mộ sự phù phiếm, có thể là không muốn làm bố buồn, có thể là sợ hãi. Làm rõ và tìm ra lý do tại sao anh ta muốn làm điều này, rất khó để mọi người có thể trách anh ta nữa.

Đồng cảm và thấu hiểu không phải là một phán đoán theo kiểu “is” đơn giản, mà là “why”. Nếu đối mặt với những người cụ thể, bạn có thể tạm gác việc phán xét sang một bên và tự hỏi bản thân “why”, thực ra yêu những người cụ thể không khó đến vậy.

Nhưng chúng ta phải phân biệt, thấu hiểu chứ không phải là bao biện , đây là hai khái niệm. Bạn có thể đồng cảm với hành vi nói dối của cậu học sinh đó không có nghĩa là bạn khuyến khích với hành vi nói dối đó.

Nguồn:https://www.zhihu.com/question/486879608/answer/2133450430

© 版权声明
THE END
Hãy GỬI TẶNG tác giả 1 LIKE nếu bạn thấy thích bài viết này nhé ^^!
点赞0 分享
Bình luận 抢沙发
头像
Hoan nghênh bạn để lại 1 bình luận có giá trị!
提交
头像

昵称

取消
昵称表情代码图片

    暂无评论内容