Tại sao đa số cha mẹ ở Trung Quốc đều có tâm lý kiểm soát rất nặng, hơn nữa dường như đối với con cái không có tí tôn trọng nào?

Người dịch : Thu Thủy
Vui lòng không repost, ghi nguồn cũng không, cảm ơn các bạn
——————————
Website Weibo24h : https://weibo24h.com/

Fanpage Weibo24h : https://www.facebook.com/weibo24h/

——————————

Ở các mối quan hệ trong gia đình kiểu Trung Quốc, đại đa số mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái thường là kiểu mối quan hệ tế nhị. 

Sự tế nhị ấy được biểu hiện ở hai phương diện: 

Cha mẹ hy vọng con cái mình đủ ưu tú, nhưng lại muốn con phải nghe lời mình. 

Chỉ cần là một người có đầu óc bình thường đều có thể biết hai cái nguyện vọng đó thật ra rất mâu thuẫn:

Bởi vì người ưu tú thì thường sẽ bướng bỉnh, còn người ngoan ngoãn thì hay không có gì đặc sắc. 

Ở Trung Quốc, ngoài những mâu thuẫn giữa nam và nữ, ông chủ và nhân viên, thì cái mâu thuẫn lớn nhất còn sót lại chính là mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái.

Ở Trung Quốc, mâu thuẫn lớn nhất giữa cha mẹ và con cái thật ra chỉ có một lí do:

Cha mẹ hy vọng con cái nghe lời mình, nhưng lại không muốn nghe lời con cái nói. 

Cha mẹ càng đầu tư nhiều tài nguyên cho con cái, thì họ càng hy vọng con mình trở nên ưu tú hơn. 

Cha mẹ càng đầu tư nhiều tài nguyên cho con cái, thì họ càng hy vọng con mình nghe lời. 

Họ thường cho rằng nếu con cái dựa vào những kế hoạch của mình mà nghiêm túc làm thì nhất định sẽ đạt được mục tiêu!

Trải qua 30 năm thực hiện chính sách 1 con đã khiến sự mâu thuẫn ấy tăng lên rất nhiều! 

Vì vậy các trẻ em ở Trung Quốc thường xuyên oán trách cha mẹ họ quản quá nhiều chuyện và quá rộng, từ chuyện ăn cơm mặc đồ đến chuyện học hành thi cử, thậm chí đến cả chuyện công việc kết hôn – sinh đẻ cũng quản. 

Đương nhiên là họ cũng rất ăn ý mà giữ im lặng không bàn đến những tài nguyên và tinh thần mà cha mẹ đã đầu tư lên người họ.  

Kết quả là rất nhiều bậc cha mẹ ở Trung Quốc đều oán trách con mình đã 30 tuổi đầu mà còn như một đứa trẻ khổng lồ, rất nhiều con cái ở Trung Quốc lại oán trách cha mẹ của họ đã đến tuổi nghỉ hưu rồi mà vẫn như một kẻ độc tài! 

Sự xuất hiện của cái hiện trạng này không thể xem là ai đúng ai sai, nó chỉ là một sản vật đặc thù của một thời đại đặc biệt mà thôi! 

Lời nói thừa đã kết thúc, bài viết hôm nay sẽ nói về một chủ đề: Trong một gia đình ở Trung Quốc, người làm con cái nên làm thế nào để cha mẹ họ có thể nghe lời họ nói?

Đáp án của tôi là:

Nếu bạn đã thành niên rồi hơn nữa cũng đã có công việc của mình, vậy bạn phải chủ động điều chỉnh phương thức giao tiếp giữa bạn và cha mẹ mình.

Ý là sao?

Rất nhiều người trưởng thành thường có một lỗi lầm, đó là ngày thường trong công việc họ biểu hiện rất thông minh tháo vát, nhưng khi ở trước mặt cha mẹ thì luôn biểu hiện giống như một đứa trẻ khổng lồ. 

Lí do của bọn họ chính là: 

Ngày thường phục vụ ông chủ trong công việc đã rất mệt rồi, ở trước mặt cha mẹ vẫn là nên làm chính mình tốt hơn! 

Đây thực chất là một lý do bạn tự lừa mình dối người mà thôi, nếu bạn đã 30 tuổi đầu rồi còn ở trước mặt cha mẹ hành xử như một đứa trẻ, vậy bạn dựa vào đâu mà cha mẹ bạn có thể từ trong lòng đối xử với bạn như một người trưởng thành? Cha mẹ bạn lại dựa vào đâu mà có thể buông bỏ sự quản lí trước mọi chuyện của bạn trong cuộc sống? 

Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi. 

Thương một người càng nhiều thì sẽ càng hy vọng người đó sẽ tốt để xứng đáng với phần tình thương đó, vì thế người càng nhận được tình yêu thương thì sẽ càng cảm thấy ngột ngạt. 

Người làm con cái, tất cả những oán giận thậm chí oán hận đều là vô nghĩa. 

Nếu bạn cảm thấy chính mình là một con sư tử, thì bạn phải thường xuyên phô ra vẻ cường đại trước mặt cha mẹ. 

Nói đơn giản hơn chính là hãy xem cha mẹ bạn như bên A mà hầu hạ:

Trong mối quan hệ trong gia đình tất cả mọi chuyện từ nhỏ đến lớn chỉ cần liên quan đến bạn, đều nghiêm túc hoàn thành như một phần công việc. 

Trong quan hệ gia đình từ việc trò chuyện đến thương lượng bàn bạc, chỉ cần đến lượt bạn phát ngôn, bạn phải làm giống như khi báo cáo trong công việc mà chuẩn bị trước, phát ngôn phải có lí lẽ và cơ sở; trong mối quan hệ gia đình những vấn đề trao đổi với cha mẹ đều phải thuyết phục bằng lí trí, dùng đạo đức để khống chế, dùng trí thức để kiềm nén, như vậy sao bạn có thể lừa dối được bên A, làm sao mà lừa dối được cha mẹ. 

Nếu những sự việc trong gia đình mà bạn có thể xử lí trên vài lần, thì dựa vào tình huống thông thường cha mẹ sẽ từ từ để bạn làm chủ ý kiến. 

Nhớ kỹ điểm này: 

Gia đình cũng như nơi làm việc, không phải người được chiều chuộng nhiều nhất thì sẽ là người có tiếng nói, mà là người mạnh nhất mới là người có tiếng nói.

Bạn tự đánh giá địa vị của chính mình trong gia đình, xem bản thân rốt cuộc là người mạnh mẽ nhất hay là người được cưng chiều nhất? 

Hay là từ đó giờ bạn chưa từng chủ động tìm cơ hội thể hiện sự mạnh mẽ cho cha mẹ xem? 

Tôi biết, tất nhiên tôi biết bạn sẽ cảm thấy rất mệt khi chọn cách sống này. 

Lúc đi làm về đã rất mệt mỏi, về đến nhà đối mặt với cha mẹ vẫn mệt mỏi như cũ, nhưng điều này là sự thật: 

Sự cưng chiều và sự tôn trọng của cha mẹ, thứ cuối cùng bạn được chọn cũng chỉ có một cái!. 

Đối với những người trẻ tuổi ở Trung Quốc mà nói, trong việc giải quyết mối quan hệ trong gia đình có một quy luật mà từ xưa đến nay được gọi là chân lý:

Khi còn trẻ, hãy thể hiện sự cương quyết của mình trước mặt cha mẹ một cách vừa phải; đến tuổi trung niên thì hãy thể hiện sự yếu đuối với cha mẹ một cách vừa phải.

Bày tỏ sự cương quyết của mình khi còn trẻ là để cha mẹ tôn trọng, thể hiện họ đã nên buông tay rồi. 

Tuổi trung niên bày tỏ sự yếu đuối là vì muốn nhận được sự yêu thương của cha mẹ, thể hiện con cái của họ khi về đến nhà vẫn là con của họ. 

Mỗi một kiểu yêu thương đều có điểm giới hạn, bạn cần phải có trí tuệ để không phá bỏ điểm giới hạn đó. 

Nếu cha mẹ bạn không làm được, vậy người đã trưởng thành như bạn nhất định phải làm được điểm đó. 

© 版权声明
THE END
Hãy GỬI TẶNG tác giả 1 LIKE nếu bạn thấy thích bài viết này nhé ^^!
点赞0 分享
Bình luận 抢沙发
头像
Hoan nghênh bạn để lại 1 bình luận có giá trị!
提交
头像

昵称

取消
昵称表情代码图片

    暂无评论内容