LÀM THẾ NÀO MỚI CÓ THỂ HỌC TẬP MÀ KHÔNG BỊ PHÂN TÂM?(3/4)

Người dịch : Thu Thủy
Vui lòng không repost, ghi nguồn cũng không, cảm ơn các bạn
——————————
Website Weibo24h : https://weibo24h.com/

Fanpage Weibo24h : https://www.facebook.com/weibo24h/

——————————

Nếu như học được một thao tác kỹ xảo thiết kế mới, lập tức dùng những thao tác kỹ xảo này để luyện tập. 

Nếu như những thứ bạn nhớ được phần lớn là những kiến thức lý luận, tốt nhất có thể dùng sơ đồ tư duy để tóm tắt, tổng hợp lại kiến thức. 

Nếu như bạn phát hiện bạn không thể sắp xếp ra được, khả năng cao là bạn sẽ quên. 

Nhất định không được cảm thấy mình nghe hiểu rồi là sẽ học được. 

Sự khác biệt trong đó có thể giống như sự khác biệt gữa con kênh ở nhà bạn và Trường Giang, sông Amazon. 

5.Cố gắng hết sức để luyện tập.

Bản chất của việc dồn hết tâm trí để học là xây dựng biểu tượng tinh thần có hiệu quả. 

Biểu tượng tinh thần là một loại kết cấu tâm lý tương ứng với vật thể, quan niệm, một vài thông tin hoặc bất kỳ sự vật nào  đó đang suy nghĩ ở trong não của chúng ta, hoặc là cụ thể, hoặc là trừu tượng. 

Biểu tượng tâm lý là gì?

Lấy ngành nghề thiết kế làm ví dụ. 

Lúc bạn mamg tác phẩm của mình đi phỏng vấn, người phỏng vấn nhin thấy tác phẩm của bạn, thực ra họ có thể biết được trình độ thiết kế của bạn như thế nào. 

Mà nếu như bạn là một người mới hoặc một người ngoại đạo, có thể ngay cả những kỷ xảo thiết kế trong tác phẩm  của bạn cũng không biết thực hiện như thế nào, chứ đừng nói đến lúc bạn làm ra bản thiết kế này có suy nghĩ như thế nào. 

Cho dù là một chuyện giống nhau, cao thủ sẽ nhìn được nhiều thứ hơn những điều mà chúng ta nhìn thấy, cách biệt chính là như vậy. 

Người hiểu có thể nhìn thấy một khu rừng, mà những người khác chỉ có thể nhìn thấy một cái cây. 

Lại quay về dồn hết tâm trí để luyện tập. 

Chú ý trong đây nói là dồn hết tâm trí, luyện tập không có mục đích cũng có thể là cố gắng học tập giả. 

Chúng ta đều biết để nhanh chóng cải thiện trình độ của mình, vẽ phỏng theo là cách nhập môn khá tốt. 

Nhưng rất nhiều người lúc học vẽ bắt đầu vẽ phỏng theo, chỉ là nhìn thấy trên giấy có gì thì sẽ vẽ cái đó,  

Vẽ xong cảm thấy mình vẽ rất giống, rất vui, cuối cùng đăng lên vòng bạn bè là xong chuyện. 

Lúc tôi học vẽ cũng có một người bạn. Mỗi lần so sánh bức vẻ mô phỏng theo của cậu ấy với tác phẩm gốc, 

Thậm chí tôi còn không thể phân biệt được bức nào là tác phẩm gốc, bức nào là cậu ấy vẽ mô phỏng theo, ngay cả những thứ bẩn thỉu trong bức tranh cậu ấy cũng có thể vẽ giống hệt. 

Nhưng khi thực sự bắt tay vào vẽ vật thực, thì phát hiện ra những thứ mình vẽ lại giống hệt trước đây, không hề được nâng cao. 

Nếu như bình thường bạn cũng luyện tập như vậy, những thứ này chỉ có lãng phí thời gian mà thôi, nhanh chóng vứt bỏ đi

6. Hệ thống hóa tư duy. 

Sau khi mạng internet vùng lên, không còn những sự mất cân xứng về tin tức, đây không phải là vấn đề thiếu thông tin mà là vấn đề quá tải thông tin. 

Ví dụ bây giờ bạn muốn tìm hiểu về ngành truyền thông mới, bạn tìm tất cả những từ khóa liên quan đến ngành truyền thông mới. 

Hiện lên hơn 30 triệu kết quả tìm kiếm. Mà những thông tin này cho dù bạn không ngủ không nghỉ ngơi 24 tiếng có lẽ cả đời này bạn cũng không thể xem hết được. Cho dù bạn có xem hết được, những thông tin hữu ích với bạn từ nhiều mẩu thông tin như vậy cũng khá hạn chế, hoặc là không có tác dụng, hoặc là đọc xong cũng không nhớ. 

Đây thực sự là một tình huống mà người bình thường chúng ta hay gặp phải, lúc tiếp thu thông tin hỗn loạn, nếu như bạn dùng hệ thống hóa tư duy, có thể thông qua hệ thống hóa chuyện nghiệp để lọc thông tin, tránh bị nhiễu những không tin vô hiệu. 

Những thứ này có thể thực hiện trong ba bước. 

Bước thứ nhất là xây dựng hệ thống. 

Còn tiếp, mời bạn đón xem phần sau ở blog của mình!!

© 版权声明
THE END
Hãy GỬI TẶNG tác giả 1 LIKE nếu bạn thấy thích bài viết này nhé ^^!
点赞0 分享
Bình luận 抢沙发
头像
Hoan nghênh bạn để lại 1 bình luận có giá trị!
提交
头像

昵称

取消
昵称表情代码图片

    暂无评论内容