LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHANH CHÓNG NÂNG CAO KHẢ NĂNG PHẢN ỨNG TRONG GIAO TIẾP? (PHẦN 1)

[ZHIHU ASK] LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHANH CHÓNG NÂNG CAO KHẢ NĂNG PHẢN ỨNG TRONG GIAO TIẾP? (PHẦN 1)

1. Hãy giữ một khoảng ngừng trước khi trả lời. Đừng vì vội vàng đáp lời mà nói năng lung tung, một khoảng lặng không chỉ tạo cho người khác ấn tượng bạn là một người trưởng thành trầm ổn mà còn giúp đại não có thêm thời gian suy nghĩ và xử lý thông tin, tránh việc vội vội vàng vàng trả lời sau đó lại hối hận. Trong khoảng lặng đó, nhất định không được nghệt mặt mặt ra một chỗ, bạn có thể cười nhẹ hoặc làm một số động tác nhẹ nhàng lịch sự khác, lúc đó khí chất của bản thân sẽ được bộc lộ ra.

2. Nuôi dưỡng thói quen biểu đạt suy nghĩ. Gặp phải việc gì thú vị, hãy luyện cách suy nghĩ rồi biểu đạt ra thành lời. Cách tổ chức ngôn ngữ thông qua sự xử lý của não bộ sẽ trở thành kho biểu đạt phong phú của bạn.

3. Follow những tài khoản về chủ đề tư duy và biểu đạt có tick V trên zhihu. Hãy nhìn kết cấu logic trong nội dung bài viết của họ, học hỏi ưu điểm về biểu đạt ngôn ngữ của họ sau đó mô phỏng lại.

4. Nếu gặp được những câu nói hay ho, hãy nhấc nhẹ tay lên ghi lại nó, trong trường hợp không thể biểu đạt bằng lời lẽ lý tính, những sự miêu tả theo cảm tính cũng là một điểm sáng.

5. Lặp lại những lời có cảm xúc tích cực của đối phương. Động tác này sẽ khiến đối phương cảm thấy được đồng cảm, bạn có thể có cơ hội hiểu rõ hơn lời nói của họ cũng như có thêm thời gian để suy nghĩ. Ví dụ: “Anh yêu, hôm nay mèo nhà bác hàng xóm mới đẻ một đám mèo con, bác ấy tặng em một con mèo con màu trắng, anh biết em thích nhất màu trắng còn gì.” – “Ồ, mèo con màu trắng à?”

6. Thường xuyên thảo luận vấn đề với người khác. Trong quá trình thảo luận vấn đề, bạn sẽ phải dùng đến những khả năng suy nghĩ, tổ chức ngôn ngữ cũng như trao đổi thông tin, từ đó khả năng nghe và nói sẽ được nâng cao một cách nhanh chóng.

7. Đọc đến đây thì nhớ like một cái, như vậy nội dung đã đọc sẽ ghi nhớ lâu hơn.

8. Học một chút kiến thức tâm lý học về giao tiếp. Một người có kiến thức về tâm lý học giao tiếp sẽ càng dễ nắm bắt được thông tin mà người đối diện muốn truyền đạt

9. Trước khi mở lời hãy suy nghĩ về mục đích của đối phương. Nếu đối phương muốn gài bẫy thì bạn phải biết cách phòng bị, nếu đối phương muốn bàn bạc một chuyện gì đó, bạn phải nói đúng trọng điểm. Nhưng để làm được những điều này, bạn trước hết cần phải biết được mục đích của đối phương.

10. Chuẩn bị trước những câu ngắn mang tính bình luận. Ví dụ khi đang nêu quan điểm tốt hoặc xấu về một vấn đề, trước tiên bạn có thể nói “cũng có lý”, sau đó tùy theo quan điểm cá nhân là tán thành hay phản đối để thêm vào đánh giá của bản thân.

11. Nghe thay vì nói. Khi không thể lập tức dùng ngôn ngữ để biểu đạt quan điểm, hãy tìm một điểm để đặt câu hỏi, như vậy bạn có thể có thêm nhiều thông tin hơn cũng như có nhiều thời gian hơn để suy nghĩ.

12. Dẫn dắt biểu đạt của đối phương. Trong quá trình giao tiếp cần có sự kết hợp hài hòa giữa nghe và nói, dẫn dắt sự biểu đạt của đối phương, vừa có thể có được những thông tin mà mình muốn, vừa đạt được mục đích thuyết phục đối phương.

13. Xây dựng thói quen “hồi tưởng”. Rất nhiều lúc chúng ta “miệng nhanh hơn não”, ăn nói mà không suy nghĩ, nhưng sau khi nói không suy nghĩ xem xét lại thì lần sau vẫn sẽ phạm lại lỗi tương tự. Nếu sau mỗi sự việc bạn đều tiến hành suy nghĩ và “hồi tưởng”, bạn có thể loại bỏ rất nhiều lỗi logic ngu ngốc, sửa lại biểu đạt và tư duy của mình.

Trịnh Thu Mai dịch

Nếu bạn thấy bài viết hữu ích đừng quên dành tặng tác giả 1 like nhé ^^!

Bài viết đã được bảo vệ bản quyền bởi:

Content Protection by DMCA.com
Group: Chia sẻ tin tức Weibo24h

Group chia sẻ tin tức Wibo24h

Admin: Trần Ngọc Duy

Trang Facebook của admin

Group: Hội Tự Apply học bổng Trung Quốc

Group chia sẻ, hướng dẫn, hỗ trợ tự Apply học bổng Trung Quốc

© 版权声明
THE END
Hãy GỬI TẶNG tác giả 1 LIKE nếu bạn thấy thích bài viết này nhé ^^!
点赞0 分享
Bình luận 抢沙发
头像
Hoan nghênh bạn để lại 1 bình luận có giá trị!
提交
头像

昵称

取消
昵称表情代码图片

    暂无评论内容