Người dịch : Thu Thủy
Vui lòng không repost, ghi nguồn cũng không, cảm ơn các bạn
—————————
Website Weibo24h : https://weibo24h.com/
Fanpage Weibo24h : https://www.facebook.com/weibo24h/
——————————
Làm thế nào để một người lại yêu thương bạn thêm một lần nữa? (Hoa quả khô)
(Lược dịch)
Làm thế nào để người yêu cũ yêu bạn, hay là nói làm thế nào để một người yêu bạn???
Trước khi nói về kỹ năng hạ cánh, tôi sẽ nói trước bản chất khiến người khác yêu thích nhé.
Đó chính là:
“Có một tư tưởng đủ độc lập, nguyên vẹn và tự do”
Thực ra có rất nhiều người bạn đừng nói người khác không yêu bạn, bản thân bạn còn chưa yêu lấy bản thân thì làm sao khiến người khác yêu thương bạn được đây? Đó là quy luật cơ bản, bạn nên quan tâm đến ‘cảm xúc’ của mình trước thì bạn mới có sức lực và tinh thần để quan tâm tình cảm và cảm xúc của nửa kia được. Bản thân bạn còn chưa đạt được trạng thái tình cảm đầy đủ, thậm chí bạn còn không ý thức được trạng thái tình cảm của mình không hề đầy đủ. Làm sao bạn có năng lực khiến người khác yêu bạn đây???
Cũng giống như người khác vì điều kiện khách quan của bạn mà yêu thương bạn, bời vì sự xinh đẹp, đẹp trai, có tài năng, có năng lực của bạn mà nảy sinh lòng ái mộ, nhưng một khi bắt đầu một mối quan hệ lâu dài thật sự, bạn chắc chắn sẽ vì sức sống và cảm xúc cốt lõi bên trong bản thân quá yếu mà xử lý không tốt rất nhiều mâu thuẫn với ưu buồn.
Nói hơi khó nghe một chút, bây giờ có rất nhiều người, chính là mang theo đau khổ để lại của gia đình tính cách thiếu sót đi yêu đương để tìm kiếm sự cứu rỗi.
Vậy thế nào là trạng thái tình cảm yếu ớt???
Lướt nhìn xuống dưới từ từ:
Tình cảm yếu ớt cụ thể biểu hiện ở:
-Không dám tiến vào quan hệ quá thân mật, thậm chí còn tràn ngập cảm giá sợ hãi nhất định đối với người khác, sợ rằng bản thân sẽ bị khống chế hoặc bị vứt bỏ.
-Sau khi tiến vào mối quan hệ thân mật, mặc dù đối phương không làm chuyện gì có điểm nào không thỏa đáng, cũng vô cùng thiếu cảm giác an toàn, chỉ sợ bị bỏ rơi, bị phản bội.
-Trong lòng không tiếp nhận tình trạng hiện có của bản thân, luôn luôn cảm thấy bản thân có rất nhiều điều kiện không đạt được có được điều kiện của tình yêu, đủ loại cảm giác ghét bỏ bản thân, cho nên sẽ vô cùng không tự tin, sẽ không ngừng đẩy bạn đời của mình ra xa.
-Trọng điểm là: Sau khi thất tình lại cảm thấy cả thế giới đều như vứt bỏ bạn, rơi vào trong sự tuyệt vọng cùng cực, thậm chí còn cảm thấy không thể sống tiếp được nữa, thậm chí là càng có một vài suy nghĩ rất cực đoan.
Những biểu hiện ở trên, đều đại diện cho tình trạng tình cảm của bạn rất yếu ớt. Cũng không phải tất cả mọi người đều như vậy. Rất nhiều người có phản ứng đầu tiên khi thất tình là nghĩ cách giải quyết vấn đề, nếu đã không muốn chia tay thì sẽ nghĩ cách để quay lại. Hơn nữa cũng có lòng tin nhất định với bản thân mình. Nói cách khác nếu cảm thấy không phù hợp, thì không cần mất quá nhiều thời gian đã có thể quên đi người yêu cũ, cũng không quá đau buồn mà đón nhận lấy cuộc sống mới. Đó mới là biểu hiện của tình trạng tình cảm nguyên vẹn mà đủ đầy.
Vậy tôi đang tâm sự cái gì đây, trạng thái tình cảm của bạn rất yếu đuối.
Trong cuốn “Tống tiền tình cảm” có viết:
-Phải quay về lúc đầu tiên chúng ta cảm nhận được sự sợ hãi, hẳn là sẽ quay về lúc còn là trẻ sơ sinh, bởi vì lúc ấy nếu như không dựa vào sự chăm sóc của người khác, chúng ta căn bản không thể nào sống được. Cái cảm giác bất lực này sau này đã hình thành nên cảm giác sợ hãi không thể nào thoát khỏi được của rất nhiều người.
Cũng có nghĩa là, từ lúc ban đầu chúng ta đã đối với mối quan hệ lưu luyến không muốn xa ròi, đối với quyến luyến ỷ lại của bản thân đã xây dựng trạng thái bất cứ lúc nào cũng cảm thấy “cô đơn” từ khi chúng ta còn nhỏ, đó chính là nguồn gốc cảm giác sợ hãi sâu sắc của chúng ta. Là một em bé, bạn phải phụ thuộc vào sự cung cấp nuôi dưỡng, trong điều kiện phụ thuộc đó, bạn mới có thể nhận thức các mối quan hệ, nhận thức xã hội, nhận thức thế giới. Mới có được, thay đổi được tầm quan trọng của người khác, khái niệm định ỷ lại vào người khác.
Nếu lúc đó là người nuôi dưỡng mà không chăm sóc em bé liên tục, sẽ không thể thỏa mãn đầy đủ cảm giác an toàn ỷ lại của em bé. Vậy thì lúc đó cảm xúc lo lắng của em bé càng không ngừng ảnh hưởng đến những trạng thái nhu cầu khác.
Ví dụ:
Một đứa bé vốn dĩ chỉ mong muốn người nuôi dưỡng sẽ cho nó một viên kẹo, mà lúc ấy người nuôi dưỡng lại không cho nó viên kẹo ấy. Cảm giác lo lắng của em bé sẽ bắt đầu nhen nhóm. Sau khi cảm giác lo lắng ấy bắt đầu quấy phá, đến lúc người nuôi dưỡng lại đưa cho nó một viên kẹo, thứ em bé cần lại không phải là viên kẹo ấy nữa. Bởi vì nhu cầu lúc cảm giác lo lắng của em bé khuếch đại lên, em bé cần rất nhiều kẹo để có được cảm giác an toàn, để chứng minh tình trạng sinh sống của mình đủ an toàn, người nuôi dưỡng cũng đủ yêu thương chúng.
Nói đến đây bạn phát hiện ra điều gì? Vì sao rất nhiều người trong chuyện tình cảm lại rất thích làm trẻ con, lại còn là trẻ sơ sinh? Thực ra cũng vô cùng tương đồng với quỹ đạo hành vi của em bé.
Nhu cầu của bản thân=> bạn đời không thỏa mãn kịp thời=> bắt đầu lo lắng trong lòng=> bắt đầu mất đi cảm giác an toàn trong lòng=> nhu cầu bị cảm xúc lo âu khuếch đại=> đưa ra yêu cầu cao hơn đối với bạn đời=> yêu cầu cao hơn không được thỏa mãn=> bắt đầu làm em bé=> định tìm lại cảm giác cân bằng bằng cách phá hủy mối quan hệ gắn bó
Cho nên khi sức mạnh tình cảm của bạn yếu đi, trước tiên đừng ngại bình tĩnh lại tự hỏi chính mình
-Nhu cầu thực sự ở trong đoạn tình cảm này là gì?
-Cái gì là thứ mà bạn thực sự mong muốn? Cái gì là mong muốn dư thừa khi cảm giác lo âu nảy sinh?
-Làm thế nào để dùng chính những phương thức biểu hiện tích cực để cải thiện mối quan hệ?
-Làm thế nào để vỗ về nỗi buồn của bản thân, chữa trị cảm giác thiếu mất của chính mình?
暂无评论内容