CON TRAI SẼ CƯ XỬ NHƯ THẾ NÀO KHI THÍCH MỘT CÔ GÁI? ( Phần 1/2 )

Người dịch : Thu Thủy
Vui lòng không repost, ghi nguồn cũng không, cảm ơn các bạn
——————————
Website Weibo24h : https://weibo24h.com/

Fanpage Weibo24h : https://www.facebook.com/weibo24h/

——————————

Mục lục

1. Self-disclosure – Tự phơi bày
2. Inferiorty feeling – Cảm giác tự ti
3. People-pleaser – Lấy lòng
4. Empathy – Đồng cảm
5. Moody – Cảm xúc

Đây là một bài viết cực kỳ khô khan, đào sâu vào gốc rễ để nói cho bạn biết rằng khi con trai thích bạn thì biểu hiện bên ngoài và tâm lí bên trong có liên quan đến nhau như thế nào.

Theo một logic cơ bản thì: “Thích” là do cảm giác ở bên trong điều khiển hành vi ở bên ngoài, mới có thể biểu hiện ra trước mặt bạn.

Nói trắng ra là người ta sẽ giả vờ.

Có thể nói rằng “những hành động thích bạn” bất kì của con trai đều không nhất thiết là anh ta thật sự thích điều đó.

Anh ta có thể ở trước mặt bạn nói những lời đường mật, nhưng sau lưng lại đi lấy lòng những cô gái khác.

Bạn cảm thấy anh ta rất thích bạn, hoặc là căn bản là anh ta không thích bạn nhiều đến vậy.

Bạn cảm thấy anh ta căn bản không thích bạn, cũng có lẽ trong lòng anh ta đã sớm dâng trào cảm xúc.

Cho nên là đừng ngốc nghếch đi nhìn vào bề ngoài mà vội phán xét rằng anh ta có thích bạn hay không, chỉ có bắt thóp được tâm lý bên trong thì mới có thể đánh giá được anh ta có thật sự thích bạn hay không.

Tôi là người tư vấn tình cảm nhiều năm, cũng thường cùng Đại Ngưu thảo luận trong vấn đề này, chúng tôi đã tổng kết lại 5 điểm để đốn tim các chàng trai, và đánh giá chính xác xem anh ta có thích bạn hay không, giúp bạn gạt bỏ vẻ bề ngoài và nhìn ra bản chất, đồng thời giúp bạn không bị tổn thương trên con đường tình cảm của mình.

Toàn văn không có quảng cáo yên tâm nhé (đừng quên nhấn like nhé ~~~)

1.Self-disclosure Tự phơi bày

Nếu một người không có ý định “tự phơi bày” thì điều đó cũng chứng tỏ rằng anh ta không có ý định bắt đầu mối quan hệ với bạn.

Nhiều nhà tâm lý học (Jourard; Derlege; Lý Lâm Anh,…) cho rằng, nên để cho con người thật của bạn được ít nhất một người quan trọng hiểu về nó, những người có khả năng này nên là những người có tâm lý khỏe mạnh, điều này lầ cần thiết để chúng ta hoàn thiện nhân cách của bản thân và là điều kiện tiên quyết để thiết lập một mối quan hệ thân mật.

Nói trắng ra là, ngay cả khi bạn là một tháp tín hiệu,  để nhận được tín hiệu là anh ta thích bạn, thì tiền đề là anh ta phải gửi tín hiệu trước.

Biểu hiện cụ thể:

Giai đoạn bỏ qua sự lạ lẫm
: Anh ta sẽ thường chú ý đến bạn, và thể hiện sự tồn tại của anh ta trước mặt bạn. Ví dụ như thả tim các tài khoản xã hội của bạn.

Giai đoạn xây dựng sự quen thuộc: Chủ động tìm bạn trò chuyện, hỏi về sở thích của bạn, kể về kinh nghiệm của bản thân,…

Giai đoạn tiến triển thân mật: Thể hiện sự thích thú đối với bạn, nhớ nhung, thậm chí tán tỉnh bạn.

Bạn có thể xem mỗi lần anh ta “tự phơi bày” là một lần bạn đồng ý để anh ta thăm dò. Dù là thăm dò thì anh ta cũng có nguy cơ bị bạn từ chối đấy.

Vậy tại sao anh ta lại hành động khi biết rằng có rủi ro như vậy, là bởi vì điều mà anh ta quan tâm là một kết quả thành công.

Cho nên tần suất và mức độ mà anh ta “tự phơi bày” cũng là một trong những chỉ số để đánh giá mức độ thích bạn.

Một người thật sự thích bạn, thì ngay cả khi anh ta không thừa nhận, bạn vẫn có thể cảm nhận được mức độ yêu thích của anh ta qua những hành động nhỏ.

Tôi đã thích một câu nói suốt mấy năm:

Loại chuyện như thích một người nào đó là chuyện không thể nào giấu được, cho dù bạn có che miệng lại, thì nó vẫn sẽ biểu lộ qua ánh mắt của bạn.

2. Inferiorty feeling – Cảm giác tự ti

Sở dĩ việc thích một ai đó khiến chúng ta tự ti, là bởi vì quan hệ thân mật và công việc không giống nhau, không có KPI khách quan để đánh giá sức mạnh khả năng, chỉ có sự hài lòng chủ quan để đánh giá mối quan hệ là tốt hay xấu.

Anh ta muốn trạng thái yêu thích của mình nhận được phản hồi tích cực từ phía bạn, vì vậy anh ta đặt kỳ vọng cực kỳ cao, và anh ta có nhiều khả năng sẽ thiếu tự tin khi không nhận được phản hồi tích cực.

Biểu hiện cụ thể:

Trong lòng: Sẵn lòng đem những chuyện vui buồn kể với bạn, mà không hề sợ mất đi sự thần bí của bản thân, nhưng lại sợ bạn cự tuyệt, phản cảm và thờ ơ.

Hành vi: Muốn giao lưu cùng bạn, nhưng lại sợ làm phiền đến bạn. Muốn thể hiện bản thân với bạn, nhưng lại sợ biến thành trò cười.

Loại tâm lý mâu thuẫn này, là vừa kiềm chế chính mình, lại vừa không thể kiềm chế chính mình.

Khi bạn ở trong tầm mắt của anh ta, có thể bạn cũng không cảm nhận được sự mãnh liệt anh ta đâu, nhưng một khi bạn biến mất khỏi tầm nhìn của anh ta, thì anh ta liền cảm thấy lo lắng và muốn gặp bạn, liên lạc với bạn theo cách đó để bù đắp sự thiếu hụt cảm xúc trong lòng.

Điều quan trọng nhất là, rất nhiều cô gái không thích kiểu yêu thích này của con trai, ây da.

Cứ khoảng nửa năm tôi sẽ gặp vài chàng trai như vậy tìm đến tôi nhờ giúp đỡ, thật sự là tôi vừa thấy đau lòng vừa muốn búa cho cậu ta hai búa. Thậm chí còn có những cô gái đến hỏi tôi, làm sao để không tổn thương anh ta nhưng vẫn có thể khiến anh ta bỏ cuộc.

Trên thực tế thì hầu hết bọn họ đều không quá tệ, chỉ là do nhận lại những phản hồi tích cực quá đơn lẻ , cho nên họ mới không tự tin.

Kết quả của việc không tự tin trong một mối quan hệ thân mật là khi đối phương có một mặt nào đó không tốt thì bạn sẽ rất dễ bực bội.

Phần 1 https://weibo24h.com/con-trai-se-cu-xu-nhu-the-nao-khi-thich-mot-co-gai-phan-1-2/
Phần 2 https://weibo24h.com/con-trai-se-cu-xu-nhu-the-nao-khi-thich-mot-co-gai-phan-2-2/

© 版权声明
THE END
Hãy GỬI TẶNG tác giả 1 LIKE nếu bạn thấy thích bài viết này nhé ^^!
点赞0 分享
Bình luận 抢沙发
头像
Hoan nghênh bạn để lại 1 bình luận có giá trị!
提交
头像

昵称

取消
昵称表情代码图片

    暂无评论内容