Bảy kỹ năng giao tiếp khiến người khác thoải mái

Người dịch : Thu Thủy
Vui lòng không repost, ghi nguồn cũng không, cảm ơn các bạn
—————————
Website Weibo24h : https://weibo24h.com/

Fanpage Weibo24h : https://www.facebook.com/weibo24h/

Nguồn : https://zhuanlan.zhihu.com/p/35287720?

——————————

Bảy kỹ năng giao tiếp khiến người khác thoải mái

Tôi đã tổng kết được bảy phương pháp giao tiếp thực dụng trong quá trình học tập và thực hành về tâm lý học, mỗi phương pháp đều rất có ích, giúp tôi được thoải mái và điêu luyện trong cuộc sống.

Đồng thời tôi cũng liệt kê ra những lý luận tâm lý học ở phía sau.

1. Chú ý ‘trường’, điều chỉnh cảm xúc của bản thân có thể kiểm soát được giao tiếp.

Anh bạn càng nói càng lo lắng, tôi nghe thấy hơi phiền, anh bạn nhận ra tôi không muốn nghe thì nói càng nhanh càng lo lắng hơn, tôi bỗng thả lỏng bản thân, nhận ra anh bạn cũng chậm lại, hơn nữa còn bắt đầu tự suy ngẫm: Tại sao mình lại nói những điều này?

Điều chỉnh cảm xúc của bản thân sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc của đối phương, từ đó thay đổi hướng giao tiếp.

Có lần tôi cảm thấy cô bạn nói chuyện chậm quá, tôi dùng ngón trỏ tay trái gõ nhịp lên đùi, tốc độ giống với tốc độ cô bạn nói trước, sau đó tôi gõ nhanh hơn, thế là tiết tấu nói chuyện của cô bạn cũng nhanh hơn.

Tâm lý học hậu hiện đại đưa ra lý luận về ‘cùng tồn tại’, tâm lý học nhân văn nhấn mạnh ‘sự hiện diện’, tâm lý học chủ quan nhấn mạnh rằng mỗi một cá nhân đều có ảnh hưởng đến ‘trường’ quan hệ.

2. Thể hiện cảm xúc của bản thân, cảm nhận, suy nghĩ chứ không phải phán xét đối phương.

Chuyên gia tư vấn của tôi thường dùng chiêu này để đối phó với tôi, đôi khi tôi sẽ đưa ra những yêu cầu hà khắc với cô ấy, cô ấy sẽ nói, bây giờ tôi hơi bối rối, nếu tôi làm thế này thì sẽ sao, nếu tôi làm thế kia thì sao. Tôi lập tức hết cách, cô ấy có hàng vạn giờ kinh nghiệm tư vấn, thành cáo già rồi.

Bà xã thích tìm tôi nói chuyện, có lúc tôi sẽ bảo ‘sao em nói nhiều vậy’, cô ấy tỏ ra rất tổn thương, đôi khi cô ấy thẳng thừng đánh tôi; hiện tại tôi sẽ nói ‘hôm nay anh đi làm hơi mệt, không muốn nói chuyện’, cô ấy sẽ hơi ủ rũ, nhưng ít nhất thì không ai tổn thương, cho dù là về thể xác hay về tâm lý.

Phán xét sẽ khiến đôi bên căng thẳng, sẽ rơi vào hình thức phòng ngự, sẽ khiến việc tiếp tục giao tiếp trở nên kém hiệu quả hay thậm chí là có hại.

3. Nghiêm túc lắng nghe, tin tưởng rằng chắc chắn người ta đang truyền đạt gì đó 

Trước đây nghe người khác nói chuyện, cứ cảm thấy người ta nói nhảm, chẳng có ý nghĩa gì. Sau này phát hiện mỗi một biểu hiện đều có ý nghĩa sâu sắc. Nếu tôi nghe hiểu được ý nghĩa này thì sẽ hiểu họ hơn, vả lại còn có thể nâng cao mối quan hệ.

Ví dụ như một người bạn rất phấn khích giới thiệu quán bar nào ở Bắc Kinh hát hay nhất, tôi cẩn thận cảm nhận, cô ấy đang muốn cung cấp cho tôi một số thông tin có giá trị, xây dựng mối quan hệ với tôi.

Thế nên tôi cũng rất nghiêm túc phối hợp với cô ấy, nghe cô ấy nói. Sự phối hợp của tôi cũng là để xây dựng quan hệ, không phải thật sự định đi quán bar.

Vợ tôi đem một ít tinh dầu từ Tân Cương về cho tôi, cô ấy tả một cách chi tiết rằng cô ấy ép tinh dầu thế nào, có bao nhiêu chai lớn, có bao nhiêu chai nhỏ, có bao nhiêu loại, đóng gói thế nào, miêu tả từng chi tiết, tôi nghe mà đau đầu, thô lỗ trả lời một câu ‘em nói kỹ vậy làm gì?’. Ánh mắt cô ấy tối đi, tôi bỗng hiểu ra, cô ấy muốn nói với tôi, cô ấy đã để tâm và nghiêm túc cỡ nào với chuyện của tôi.

Lời nói và hành vi của mỗi người đều thể hiện nhận thức hoặc tiềm thức của bản thân họ, nghe thôi chưa đủ, còn phải nhận biết chiều sâu mục đích và ý nghĩa khác đằng sau lời nói.

4. Coi trọng mối quan hệ chứ không phải nội dung.

Tôi trò chuyện với bạn, nói về một đoạn lý luận trong tâm lý học, bầu không khí hơi gượng gạo, sau khi cảm nhận rồi mới phát hiện tôi đang sắm vai là người dẫn dắt.

Một lúc sau, để cân bằng lại, người bạn cũng phát biểu một đoạn đạo lý cuộc đời của anh ấy, là kiểu ‘đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam’, anh ấy cũng trở thành người dẫn dắt.

Tôi biết nội dung mà chúng tôi nói không quan trọng, anh ấy không thích bị người khác dẫn dắt. Thế nên tôi dứt khoát dừng nói về những nội dung này, đổi sang nói chuyện cười.

Nói chuyện với hai vợ chồng người bạn, mỗi câu người bạn nói, vợ anh ấy đều xen vào một câu, thô lỗ phản bác lại anh ấy. Anh ấy không vui, tỏ thái độ với vợ. Tôi nói riêng với anh bạn, ‘cậu nói câu nào cô ấy cũng phản đối cậu, cái này đúng là bực thật. Nhưng cậu nói câu nào cô ấy cũng phản đối, có thể thấy là cô ấy rất muốn giao tiếp và nói chuyện với cậu, chỉ là cách của cô ấy không hay lắm, có lẽ cô ấy cũng chưa tìm được cách tốt hơn’. Anh bạn thoải mái hơn, một lúc sau lại dịu dàng với vợ, quan hệ của hai người cũng trở nên hòa hợp hơn.

Nhà tâm lý học Kohut cho rằng, nhu cầu của trái tim với mối quan hệ cũng giống như nhu cầu của cơ thể với không khí vậy. Mối quan hệ luôn là bản nhạc dạo tiềm ẩn trong giao tiếp của chúng ta, nếu chúng ta có thể nhận ra mối quan hệ ngôn ngữ thì chúng ta có thể giảm thiểu đi tiêu hao về mặt nội dung.

5. Đây là cách hữu ích nhất, không tiếp chiêu.

Có một ngày, tôi đưa ra ý kiến bảo vợ đi ngủ sớm chút, trước khi ngủ đừng xem điện thoại, thái độ của tôi không tốt lắm nên vợ rất giận. Sáng sớm phàn nàn tôi đủ điều, cứ oán giận bạn gái cũ thế này thế kia, rồi chúng tôi không nên kết hôn làm sao thế nào.

Trước đây tôi sẽ phản ứng lại, sẽ cảm thấy sao mình lại làm hỏng rồi, hoặc thậm chí sẽ nghĩ, mẹ nó tôi đúng là ngu mà, nhìn nhầm rồi.

Hôm đó tôi học được cách khoan dung với bản thân, tin tưởng bản thân, đừng chấp nhận những lời phủ định của người khác nói về mình.

Cô ấy nói là việc của cô ấy, tôi cứ thong thả mà làm vệ sinh cá nhân, cũng chẳng đáp lại. Vệ sinh xong, cô ấy chuẩn bị nghiêm túc nói chuyện với tôi, cảm thấy cần phải thương lượng. Tôi nắm tay cô ấy nói, mười giờ tối anh mát xa cho em, như vậy em sẽ ngủ ngon hơn. Cô ấy lập tức biến thành một cô bé, thế là không có gì xảy ra cả.

Điều tôi muốn nói là, sở dĩ tôi không cãi nhau với cô ấy, còn có khả năng vỗ về cô ấy, hay thậm chí còn nghĩ ra cách, thực ra là bởi vì tôi không ‘tiếp chiêu’. 

Tôi phát hiện, trong thực tiễn của tâm lý học, nếu có thể hiểu và chấp nhận mọi thứ của bản thân thì cũng có thể hiểu và chấp nhận người khác.

6. Không can thiệp vào sự lựa chọn của người khác.

我以前爱管闲事。

Trước đây tôi thích lo chuyện bao đồng.

Vì vậy, lúc một người bạn cũ hút thuốc, lo tôi phê bình cậu ta nên cậu ta đã nói một cách rào trước, ‘cậu định giúp tôi cai thuốc thế nào?’

Tôi nói ‘thuốc là bạn đồng hành quan trọng của cậu, cậu muốn hút thì cứ hút đi!’.

Cậu ta tỏ vẻ ngạc nhiên, e là chưa có ai ủng hộ cậu ta như vậy, cho dù là bạn hút thuốc thì chắc cũng vừa hút thuốc vừa nói về nỗi bất lực khi cai thuốc. 

Tâm lý học bản thân cho rằng, con người ta đều cố hết sức để vỗ về cảm xúc của bản thân, duy trì cảm giác tổng thể của mình. Hút thuốc là để vỗ về bản thân.

7. Dùng cảm xúc của bản thân để thấu hiểu người khác.

Hẹn cô bạn Tiểu Tịnh để trao đổi kinh nghiệm, cô ấy hay đến muộn, lần nào cũng có lý do hợp lý.

Sau nhiều lần, tôi có cảm giác không được coi trọng, lần này tôi phải xem xét kỹ hơn, rốt cuộc là tại sao lại thế.

Trong lúc cô ấy đến muộn, tôi nhận ra, ngoài cảm giác không được coi trọng, tôi còn thấy lo lắng khi không biết lúc nào mới có thể bắt đầu trao đổi. Tôi như bừng tỉnh, cô ấy quyết định khi nào bắt đầu thì quyền kiểm soát sẽ nằm trong tay cô ấy.

Hiểu được điều này, tôi cảm thấy thoải mái hơn. Có thể tiếp tục cởi mở giao tiếp với cô ấy, không phải cô ấy coi thường tôi mới đến muộn, mà là vì cô ấy dùng cách này để tìm cảm giác kiểm soát mà cô ấy cần.

Cảm xúc là công cụ quan trọng nhất để chúng ta thấu hiểu bản thân và thấu hiểu người khác.

© 版权声明
THE END
Hãy GỬI TẶNG tác giả 1 LIKE nếu bạn thấy thích bài viết này nhé ^^!
点赞0 分享
Bình luận 抢沙发
头像
Hoan nghênh bạn để lại 1 bình luận có giá trị!
提交
头像

昵称

取消
昵称表情代码图片

    暂无评论内容