Khi tôi học cấp 3, chủ nhiệm lớp tôi đã chia sẻ cho chúng tôi một bài viết, lúc đó tôi cảm thấy vô cùng cảm động và bị sốc. Một bài viết từ rất nhiều năm trước, có lẽ một vài bạn đã xem qua rồi. Trong điện thoại tôi vẫn còn lưu giữ lại một phần của phiên bản rút gọn, muốn chia sẻ với mọi người. Tác giả dùng cách thức viết thư để gửi cho các đàn em của mình.
“Tôi đã cố gắng hết sức rồi, chỉ có kẻ chiến thắng mới có thể có được lời khen ngợi từ nữ hoàng. Cá nhân tôi cho rằng tiềm thức của con người là vô hạn. Thành tích thể dục của tôi cực kì kém, tôi luôn luôn kém hơn người khác con số 1000, lúc nào cũng trượt. Tin chắc rằng ở đây có rất nhiều bạn học “hận thấu xương” tiêu chuẩn của bộ môn thể dục này.
Sau khi đến đại học Thanh Hoa, ở tiết thể dục đầu tiên, thầy đã nói với chúng tôi thể dục tốt là truyền thống của Thanh Hoa. Mỗi năm chúng tôi đều phải thi chạy bền 3000 mét, chạy không qua không được tốt nghiệp, hủy bỏ tư cách nghiên cứu sinh. Làm sao đây? Ai đến Thanh Hoa chắc cũng không muốn không lấy được bằng tốt nghiệp đúng không. Đa số bạn học của tôi cũng thể dục kém như tôi. Vì thế mà mỗi tối 10 giờ rưỡi, sau khi phòng tự học của chúng tôi đóng cửa, sân thể thao của Thanh Hoa sẽ đông người trở lại. Sau khi chạy được nửa tiếng sẽ quay về phòng tiếp tục học tập.
Luyện được một học kì, tôi ốm được 20 kg, cuối cùng đến lúc thi tôi dùng 12 phút 56 giây để chạy hết 3000 mét, bạn béo nhất lớp tôi cũng chạy xong hết trong vòng 15 giây. Nhớ lại hồi cấp 3 tôi từng than trách môn thể dục: “Tôi đã cố gắng hết sức rồi, 1000 là đã trượt rồi”. Bây giờ tôi cảm thấy rất buồn cười. Tôi cảm thấy khẩu hiệu “Tự cường bất tức” (ý là tự học, tự cải thiện không ngừng) trong quá trình huấn luyện của Thanh Hoa đã có sự ảnh hưởng rất lớn đối với tôi. Khi bạn cảm thấy bản thân đã cố gắng hết sức, thường kiên trì thêm một chút nữa sẽ có thể đột phá được cực hạn, thức tỉnh tiềm thức của bản thân bạn. Nghiên cứu tư duy khoa học đã nói rõ đại não của con người có thể chứa thông tin của tất cả thư viện trên toàn thế giới, nhưng tư duy con người hiện nay chỉ mới khai thác được 70 đến 80 phần trăm. Vì thế ở đây tôi muốn các bạn học sinh phải nỗ lực nỗ lực không ngừng nỗ lực, đừng bao giờ nói bản thân đã cố gắng hết sức rồi. Thành công là gì? Người khác sống chết cũng không tin bạn có thể làm được, nhưng bạn đã làm được rồi. Điều đó gọi là thành công.
Lúc năm 2 đại học chúng tôi có học một môn gọi là “Analog electrical circuitry”, cực kì khó. Thầy của chúng tôi, viện sĩ Cao Văn Hoán đã nói với chúng tôi một câu: Học Analog electrical circuitry hay học những môn khoa học khác đều có chung một bí quyết, chỉ 8 chữ: Chiến thuật biển đề! Chiến thuật biển đề! (Ý là chiến thuật làm rất rất nhiều đề). Lúc đó tôi vô cùng khó hiểu, từ bé đến lớn thầy cô luôn bảo nên học có phương pháp, đừng mãi làm đề, tại sao thầy lại nói như thế chứ?
Một trạng nguyên khối tự nhiên ở tỉnh Sơn Đông thi đại học đạt 713 điểm (tối đa 750 điểm), tôi hỏi cậu ấy, lúc đó bạn học như thế nào mà giỏi thế? Cậu ấy nói: “Hồi học cấp 3 tôi đã làm qua hết sách đề mà có thể mua được ở chợ”
Nếu như các bạn cảm thấy trạng nguyên tỉnh cách chúng ta quá lớn thì tôi sẽ lại lấy một ví dụ một bạn thi đại học đứng thứ 76 tỉnh Hà Nam, xem xem cậu ấy làm đề như thế nào. IQ của cậu ấy tuyệt đối không cao hơn những bạn đang ngồi ở đây, bởi vì ở khoa điện tử Thanh Hoa cậu ấy học rất chăm, cậu ấy nói lúc thi đại học cậu ấy đã làm ít nhất 5 lần bộ đề của 6 môn chủ chốt.
Vì thế mà tôi cảm thấy phương pháp của viện sĩ Cao Văn Hoán rất đúng, chiến thuật biển đề chắc chắn là phương pháp tốt trong việc học giỏi các môn ở cấp 3. Chính bản thân tôi cũng có trải nghiệm, ví dụ như hồi cấp 3 lúc sửa bài luận tiếng Anh tôi lúc nào cũng làm không tốt, vì thế vào một cuối tuần, tôi liên tiếp sửa bài luận tiếng Anh 50 lần, sau đó lúc thi sửa bài luận tiếng Anh tôi hầu như không mắc sai.
Tiếp theo tôi sẽ chia sẻ cho mọi người một học sinh Hồ Bắc mà tôi quen được ở Thanh Hoa, cậu ấy đã làm thế nào để vượt qua thời cấp 3: cậu ấy học một trường cấp 3 trọng điểm của huyện, tất cả học sinh ở trường họ đều lưu trú tại trường, tết mỗi năm chỉ nghỉ học 3 ngày, các tháng còn lại chỉ được nghỉ nửa ngày.
Một năm tổng cộng chỉ có 9 ngày nghỉ. Tôi nghĩ trường trung học của chúng tôi cũng không dám biến thái như thế, nhưng học sinh ở tỉnh Hồ Bắc thật sự là rất ít lãng phí thời gian so với chúng tôi. Việc này cũng dẫn đến căn bản của họ cũng tốt hơn chúng tôi rất nhiều, cũng dẫn đến việc Thanh Hoa tình nguyện chiêu mộ 30 người ở Hồ Bắc còn hơn là chiêu mộ 1 người ở Hà Nam.
Tôi chợt nghĩ tới trường cấp 3 của chúng tôi, tôi bây giờ rất hối hận, nếu như tôi có thể nắm bắt thời gian như những bạn học ở miền Nam như thế, lúc tôi thi đại học nhất định sẽ lấy được thủ khoa tỉnh. Các đàn em ơi, chúng ta đã không phải là trẻ con nữa rồi, trách nhiệm trên người chúng ta rất nặng. Nếu như chúng ta dành tất cả thời gian để vui chơi và nghỉ ngơi, khi chúng ta vào đại học, đi vào xã hội, sẽ cảm thấy áp lực rất lớn đến từ những người đến từ các tỉnh phía Nam. Chúng ta không cần thiết phải lãng phí thời gian vào những việc không có ý nghĩa.
Cả ngày giả vờ bộ dạng không quá dụng công nhưng thành tích rất tốt, nói đến cùng chính là hi vọng người khác nói mình thông minh. Quan điểm hiện tại của tôi là: những người được cho là “thông minh nhưng không chịu học” là những người rất ngu ngốc.
Bất kể bạn có thật sự có trí thông minh hơn người hay không, nhưng nếu như chúng ta dành hết tinh thần vào những việc không liên quan đến tiền đồ của chúng ta chính là không chịu trách nhiệm với bản thân. Có rất nhiều bạn học của tôi ở Thanh Hoa từ cấp 3 đều đã không xem tivi, kể cả gala lễ hội mùa xuân, có rất nhiều bạn học thậm chí cấp 1 đã bắt đầu không coi tivi rồi.
Bây giờ ở trường mỗi một phòng kí túc xá đều có tivi nhưng tivi ở kí túc xá chúng tôi hầu như đều chưa từng được mở. Sau khi thi cuối kì xong đều không có người coi giải bóng đá châu Âu. Người ta sau khi thi cuối kì xong không có thoải mái nghỉ ngơi, tất cả mọi người đều chuẩn bị cho môn học ở học kì tiếp theo, chuẩn bị để thi TOELF, hoặc học những kiến thức thực dụng.
Vì thế các bạn đừng chỉ nghĩ đến việc nghỉ ngơi, phải không ngừng làm giàu bản thân để chiếm được lợi thế trong cuộc cạnh tranh. Đừng nghĩ rằng những sinh viên ở Thanh Hoa là những người có trí tuệ hơn người, đa số trí thông minh của họ cũng không cao hơn các bạn là bao nhiêu. Tôi nghĩ rằng thứ mà họ có nhiều hơn các bạn chính là thái độ đối với tương lai của bản thân. Sinh viên ở Thanh Hoa trên người đều có một loại tinh thần sức mạnh khiến người khác phải khâm phục. Họ có thể bỏ đi bất cứ cám dỗ nào chỉ để đạt được mục tiêu của mình. Cho dù là đêm 30 Tết thì phòng tự học của Thanh Hoa cũng lấp đầy người. Dùng câu nói của một vị giáo sư người Mỹ: “Student of TsingHua, no Saturday, no Sunday, no Holiday” (Học sinh của Thanh Hoa, không có ngày thứ bảy, không có ngày chủ nhật, không có ngày lễ), loại tinh thần thép này đã biến thành câu nói thần thánh ở Thanh Hoa, nếu không như thế thì sẽ rất khó đậu vào Thanh Hoa.
Yêu cầu của Thanh Hoa rất nghiêm khắc. Trong 4 năm học nếu như có một môn không qua thì sẽ hủy bỏ tư cách nghiên cứu sinh, không qua 3 môn là phải nghỉ học rồi. Vì thế mà ở Thanh Hoa có ngành có tỉ lệ đào thải đến 30%. Quá đáng sợ rồi! Vì thế chúng tôi phải học điên cuồng. Ác độc hơn chúng tôi còn có trường MIT ở Mĩ, thầy hướng dẫn của tôi hồi năm nhất hiện đang học ở MIT, thầy gửi email cho tôi nói ở buổi học đầu tiên của thầy, giáo sư đã tuyên bố yêu cầu đạt chuẩn với họ: học môn của tôi, thành tích cuối cùng là 1 người A, 2 người B, một nửa C, một nửa D. Tức là sẽ có một nửa lớp không đạt. Tỉ lệ đào thải ở MIT còn cao hơn Thanh Hoa. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho những sinh viên vừa mới tốt nghiệp trường MIT đã được các công ty đa quốc gia lớn thuê với mức lương cao.
Tôi sẽ cho mọi người thêm vài ví dụ nữa. Có thể cho thấy những điều đáng kinh ngạc mà mọi người có thể làm dưới áp lực kinh khủng. Hồi năm 2, chúng tôi có học kì 2 tuần vào mùa hè. Buổi sáng thứ 2 của tuần thứ nhất, chúng tôi học một lớp 2 tiếng trong phòng học, học ngôn ngữ VHDL của máy tính toán. Hết tiết thầy kêu chúng tôi phải viết ra opu của chủ tần 30M trước thứ sáu. Tất cả mọi người đều điên rồi, bởi vì lúc sáng chúng tôi căn bản không hiểu nó nói về cái gì. Sau đó chúng tôi mới biết rằng môn này ở ngành điện tử của các đại học khác họ phải học một học kì. Nhưng thầy đã giảng rất kĩ càng rồi, làm không ra sẽ không đạt. Vì thế mà mọi người đều phong cuồng chạy đến thư viện mượn sách, sau đó về phòng xem đến quên ăn. Ngày đầu tiên xem không hiểu; ngày thứ 2 hình như có chút hiểu rồi; ngày thứ 3 buổi sáng viết một số chương trình đơn giản, buổi tối chính thức viết chương trình, viết đến 3 giờ. Đến thứ năm là đã viết được 2 ngày cộng thêm 1 buổi thức tới sáng. Sáng thứ sáu 8 giờ thông qua được bài kiểm tra.
Mọi người đều trút một hơi thở. Nhưng đến thứ 2 của tuần thứ hai, thầy nói với chúng tôi rằng buổi chiều thứ tư phải nộp một cái máy đo khoảng cách siêu âm. Vì thế lại điên cuồng thức tới sáng 2 đêm. Buổi chiều thứ tư nộp máy đo khoảng cách siêu âm. Chúng tôi căn bản không hề biết trong một khoảng thời gian ngắn như vậy có thể làm nhiều việc đến như vậy.
Tiếp tục một ví dụ nữa. Trước khi vào lớp tiếng Anh hồi năm nhất, giáo viên bắt chúng tôi phải thuộc 5000 từ vựng tiếng Anh. Hết cách rồi, sau đó mỗi sáng tôi đều 5 giờ dậy học thuộc từ vựng đến 7 giờ rồi mới đi lên lớp. Cuối cùng vẫn học thuộc hết đó. Vì thế, dưới áp lực rất lớn chúng ta chắn chắn có thể phát huy được sức mạnh cực lớn của tiềm thức.”
暂无评论内容