Làm sao để quên đi một người, buông bỏ một người?

Làm sao để quên đi một người, buông bỏ một người?

Trong phim “Mộng du kí” có một câu thoại kinh điển thế này “Tôi từng nghĩ rằng, ngược lại với “yêu” là “không yêu”. Cho đến bây giờ tôi mới hiểu, trái nghĩa với “yêu”, là “quên”.

Đa số mọi người đều hiểu rằng: người yêu cũ đã là quá khứ rồi, không thể quay lại, nhưng vẫn không thể nào quên được.

Bọn họ đều nói tôi không quên được anh ấy/ cô ấy, mỗi lần nhớ đến, tôi giống như kẻ ngh.iện th.uốc vậy, bứt rứt, khó chịu, buồn bã, như có hàng ngàn con kiến đang gặm nhấm trong lòng.

Thật ra, không có người cũ nào là không thể quên được, chỉ là bạn không muốn buông xuống sự cố chấp của bản thân thôi. Tôi đã gặp rất nhiều người, mà điểm chung của họ là có nỗi ám ảnh đặc biệt với người yêu cũ.

Mặc dù họ biết rằng họ không bao giờ có thể trở về với người yêu cũ, nhưng họ vẫn giữ chấp niệm của bản thân, nhung nhớ, không muốn lãng quên quá khứ. Thậm chí có người, ngày mai người yêu cũ bước lên lễ đường, trở thành cô dâu của người khác, hôm nay anh ấy vẫn lưỡng lự không biết có nên gọi cho người yêu cũ hay không.

Nhiều khi biết là không thể, nhưng sao vẫn khó buông bỏ nỗi ám ảnh trong lòng?

Có một câu nói rất hay: “Thứ vĩnh viễn không chiếm được luôn khiến trái tim dao động. Người được yêu lại quá hững hờ.”

Tại sao chúng ta lại khó buông bỏ người mà bạn không thể có được? Hãy cùng phân tích dưới góc độ tâm lý học.

No.1. Phản ứng cắt ngắn endorphin

Khi yêu, cơ thể sẽ tiết ra một nguyên tố hóa học, gọi là dopamine. Dopamine sẽ thúc đẩy quá trình tiết endorphin trong cơ thể.

Endorphin là một loại khoái cảm gần như gây nghiện, có thể giảm đau hiệu quả và mang lại cảm giác sảng khoái. Nhiều loại thuốc gây nghiện thúc đẩy quá trình tiết endorphin trong cơ thể con người, chẳng hạn như c.ầ.n sa và ni.cotin.

Khi con người mất đi tình yêu, dopamine- nguyên tố hóa học tạo ra endorphin, bị cắt đứt.

Lúc này, nguồn cung cấp endorphin liên tục hao hụt, cơ thể con người sẽ như ngh.iện thuốc lá/ m.a t.úy. Rất khó bỏ.

No.2. Chi phí chìm

Có một khái niệm đặc biệt nổi tiếng trong kinh tế học gọi là “chi phí chìm”.

Đó là:

“Khi mọi người quyết định điều gì đó, họ không chỉ xem xét điều đó có tốt cho họ trong hiện tại hay không mà còn xem xét liệu trong quá khứ họ đã đầu tư vào nó hay chưa”

Chúng tôi gọi những chi phí không thể thu hồi này, chẳng hạn như thời gian, tiền bạc và năng lượng, là “Chi phí chìm” (sunk cost).

Vì vậy, khi bạn đặt quá nhiều tình cảm và sức lực vào một mối quan hệ, bạn sẽ khó từ bỏ nó một cách đơn giản và gọn gàng. Bởi “nguồn đầu tư” bạn rót vào mối quan hệ đó là quá lớn và bạn đang cố chấp vì sự đầu tư trong quá khứ đó.

No.3. Hiệu ứng ngược

Con người cực kì thích cảm giác trải nghiệm và ham muốn chinh phục trong tình yêu. Một khi gặp khó khăn hay có sự phản kháng từ bên ngoài thì phản ứng ngược càng khiến người ta hy vọng vào nó.

Điều này kích thích tâm lý nổi loạn của con người. Càng thất vọng thì càng can đảm, càng bị từ chối càng cảm thấy đối phương là duyên nợ của mình, là chân ái, là người mình khao khát nhất.

Nhiều chuyện tình éo le cũng bắt nguồn từ đó. Như Romeo và Juliet, hai người có tâm lý nổi loạn rất lớn vì vấp phải sự phản đối của gia đình. Gia đình càng phản đối, họ yêu nhau mãnh liệt hơn.

Đây là hiệu ứng Romeo và Juliet nổi tiếng, cũng là lý do tại sao bạn vốn biết rằng rất khó để ở bên đối phương, lại càng muốn ở bên đối phương, không thể buông bỏ đối phương.

Vì những yếu tố thể chất và tâm lý này, bạn rất khó để từ bỏ một mối quan hệ và hoàn toàn quên đi một người.

Vậy nếu điều này xảy ra, có phải nghĩa là chúng ta chỉ có thể chịu đựng sự tra tấn nội tâm, không thể hoàn toàn buông bỏ những ám ảnh quá khứ?

Tất nhiên là không, việc kiểm soát khoa học và cắt ngắn có mục tiêu có thể giúp chúng ta thoát khỏi nỗi ám ảnh và đau đớn này càng sớm càng tốt.

Chúng ta nên làm gì?

Có một thuật ngữ tâm lý liên quan đến việc từ bỏ được gọi là tách rời mục tiêu.

Nghiên cứu cho thấy rằng nếu một người không thể thoát khỏi một mục tiêu không thể đạt được sẽ rất đau khổ. Vì vậy, học cách từ bỏ không chỉ giúp chúng ta giải phóng bản thân mà còn để chúng ta có khả năng bắt đầu một mục tiêu mới.

Có bốn bước nhỏ để từng bước tách rời mục tiêu:

Bước đầu tiên được gọi là buông lỏng nhận thức.

Sau khi chia tay, lý do khiến bạn khó có thể quên và luôn nuôi hy vọng, một phần lớn lý do là bạn vẫn còn hy vọng và chưa muốn chấp nhận hoàn toàn thực tại.

Vì vậy, nếu bạn muốn thoát ra hoàn toàn, điều đầu tiên là bạn phải chấp nhận sự thật rằng mình đã chia tay, nhận thức rõ ràng rằng không bao giờ có thể bên nhau được nữa, không còn nhớ nhung quá khứ, cố gắng dùng những thứ khác để khiến bản thân bận rộn.

Bước thứ hai được gọi là tách rời cảm xúc

Ai cũng sẽ có những cảm xúc buồn bã và không muốn khi đối mặt với một mối quan hệ tan vỡ. “Bạn có thể chấp nhận sự xuất hiện của cảm xúc tiêu cực, nhưng bạn phải từ chối những hành vi do cảm xúc tiêu cực mang lại.”

Tóm lại, bạn có thể có những cảm xúc tiêu cực, nhưng bạn không thể để những cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn và làm cho cuộc sống của bạn tồi tệ hơn.

Lúc này, bạn có thể tìm kiếm hạnh phúc thông qua vật chất.

Ví dụ, bạn có thể đặt một số mục tiêu nho nhỏ cho bản thân và tự thưởng cho mình một số phần thưởng nhỏ mỗi khi bạn hoàn thành một mục tiêu.

Hay bạn có thể sử dụng một số loại thực phẩm có thể tạo ra dopamine để giải tỏa một số cảm xúc tiêu cực, chẳng hạn như sô cô la, bánh ngọt, v.v.

Hoặc bạn có thể xả hơi thông qua việc tiêu tiền để hình thành một kiểu bù đắp tâm lý.

Cách tốt nhất là tập thể dục, vì tập thể dục cũng tạo ra dopamine và endorphin, khiến bạn vui vẻ. Hơn nữa, cường độ thể dục tốt nhất là cường độ tập khiến bạn không thể chịu đựng được và ép bản thân vượt qua khả năng thể chất mọi ngày, dẫn đến cảm giác khoái lạc tương tự như hành hạ bản thân.

Bước thứ ba được gọi là buông lỏng động lực.

Nói cách khác, bạn cần thuyết phục bản thân rằng bạn và đối phương không thể ở bên nhau một lần nữa. Dù đó là vấn đề của bạn hay vấn đề của người đó hay vấn đề của ai khác. Mối quan hệ giữa hai bên đã rạn nứt đến mức không thể cứu vãn, dù từng có những kỷ niệm đẹp thì cũng chỉ là quá khứ.

Nhiều khi chúng ta khó chấp nhận thực tế bởi chúng ta bị ảnh hưởng từ những điều tốt đẹp trong quá khứ.

Nhất định phải nhớ một câu: Ngay cả khi ở bên nhau, thật sự hai người từng có rất nhiều kỉ niệm đẹp, thì khi anh ta tàn nhẫn bỏ rơi bạn, những điều tốt đẹp ấy cũng sớm vỡ vụn.

Bước thứ tư được gọi là buông lỏng hành vi.

Khi đánh mất một thứ đặc biệt quý giá, cách tốt nhất là bạn nên tìm một thứ quý giá khác để thay thế cho mục tiêu ban đầu.

Điều mới mẻ này có thể kích hoạt một số hành vi có thể kích hoạt cảm xúc của bạn, chẳng hạn như tập thể dục, hay làm điều gì đó bạn luôn muốn làm nhưng không có cơ hội để làm, hoặc tìm kiếm một mối quan hệ mới.

Nói tóm lại, nó là làm bất cứ thứ gì có thể khơi dậy cảm xúc của bạn và mang lại cho bạn niềm vui.

Thật ra, trên đời này không ai là không thể tách rời nhau. Chỉ là đôi khi chúng ta bị mắc kẹt trong cảm xúc của chính mình. Điều chỉnh lại trạng thái của bản thân, thoát khỏi nỗi đau, đón nhận hạnh phúc càng sớm càng tốt.

Trước khi gặp đúng người, bạn không nhất thiết phải quên, nhưng bạn nên học cách buông bỏ cho bản thân.

Zhihu: https://www.zhihu.com/answer/1616772424
© 版权声明
THE END
Hãy GỬI TẶNG tác giả 1 LIKE nếu bạn thấy thích bài viết này nhé ^^!
点赞0 分享
Bình luận 抢沙发
头像
Hoan nghênh bạn để lại 1 bình luận có giá trị!
提交
头像

昵称

取消
昵称表情代码图片

    暂无评论内容