TẠI SAO CHÚNG TA LẠI YÊU MỘT NGƯỜI?

Người dịch : Thu Thủy
Vui lòng không repost, ghi nguồn cũng không, cảm ơn các bạn
——————————-
Website Weibo24h : https://weibo24h.com/

Fanpage Weibo24h : https://www.facebook.com/weibo24h/

Nguồn : https://zhuanlan.zhihu.com/p/391370494?

TẠI SAO CHÚNG TA LẠI YÊU MỘT NGƯỜI?


Khi chúng ta được hỏi về lý do thích hoặc yêu người bạn đồng hành hiện tại của mình, thì rất nhiều người đều ngây ngô và bối rối nói: “Tôi cũng không biết là vì lý do gì nữa.” Nhưng mời bạn thận trọng suy nghĩ lại, tại sao trong biển người mênh mông, tại sao trong số rất nhiều người mà bạn quen biết, bạn lại cứ khăng khăng một mực chọn người bạn đồng hành đó ở bên mình?

Những bộ phim tình cảm Hollywood nói với chúng ta rằng: “Love is blind. (Tình yêu là sự mù quáng)”.

Nhưng mà các nhà tâm lý học lại nói với bạn rằng: “Tình yêu không những không mù quáng, mà hơn nữa nó còn rất dễ lý giải.” Tôi có nghe được một câu nói bá đạo nhất mà các nhà tâm lý học đã từng nói: “Tell me who you love, and I’ll tell you who you are. (Nói cho tôi biết người mà bạn yêu, tôi sẽ nói cho bạn biết bạn là ai.)”

Hôm nay Joy muốn cùng các bạn nói rõ về các nguyên tắc tâm lý học khoa học nhất, chúng ta cùng nghiên cứu xem tại sao chúng ta lại yêu một người nhé.

Chúng ta nghiên cứu rằng tại sao chúng ta lại yêu một người

1. Mỗi người chúng ta đều hy vọng được nhìn thấy bản thân mình tồn tại trên thế giới này một cách khách quan

Giáo sư Nathaniel Branden, nhà tâm lý học người Mĩ có thâm niên nghiên cứu về lòng tự tôn (self-esteem), giải thích như thế này: Cũng giống như việc các bạn nhìn thấy tất cả đồ vật vậy, chúng ta hy vọng cũng “nhìn thấy” bản thân mình tồn tại thực tế trên thế giới này. Hình thức của những vật chất mà  “tồn tại thực tế” như thế này thì chúng ta rất dễ nhìn thấy, bởi vì chúng ta chỉ cần soi gương là có thể nhìn thấy được rồi. Cho nên là chúng ta mới thích nhìn ngắm chính mình trong gương như vậy, một lý do rất quan trọng nữa là: cái gương có thể khiến chúng ta ý thức được mức độ cảm nhận về sự tồn tại khách quan của bản thân.

Nhưng mà có một bộ phận mà chúng ta không cách nào “nhìn thấy” trực tiếp được, bộ phận này chính là tâm hồn của chúng ta. Tư tưởng, giá trị quan, tín ngưỡng,… của chúng ta và rất nhiều thứ khác ở một mức độ nào đó thông qua thành tích mà chúng ta thu được mà thể hiện ra, ví dụ như chúng ta vẽ ra một bức tranh hoặc là thiết kế ra một tòa nhà, nhưng mà tâm hồn của chúng ta ở trong thế giới này thì lại không có một hình thức nào để thể hiện ra cả, đây chính là việc khiến chúng ta luôn luôn bất an.
Vậy tâm hồn của chúng ta cần làm thế nào để được “nhìn thấy” rằng nó tồn tại thực tế như những dạng vật chất khác đây?

Chỉ có cách thông qua một người khác có ý thức giống với chúng ta thôi! Nếu như người này có thể “nhìn thấy” được tâm hồn của chúng ta, và thông qua sự tương tác với chúng ta, để “nhìn thấy” cái tâm hồn của chúng ta trong mắt của bọn họ, thế là chúng ta đã biết được rằng tâm hồn của chúng ta cũng tồn tại thực tế giống như các loại vật chất khác và cũng có thể nhìn thấy được. Đổi một câu nói, người khác, cũng giống như một mặt gương vậy, có thể soi thấy tâm hồn của chúng ta. Và chúng ta cũng cần loại gương giống như vậy, mới có thể nhìn thấy được tâm hồn của chính mình, tồn tại thực tế trong thế giới này, giống như lúc chúng ta soi gương nhìn thấy cơ thể mình tồn tại thực tế vậy.

2. Nguyên tắc hiển thị tâm lý (The principle of psychological visibility)

Giáo sư Nathaniel Branden chỉ ra, sở dĩ mà chúng ta yêu một người lâu dài (nhất thời không tính nhé, bởi vì tình yêu nhất thời có thể là do một số sai lầm), cơ bản là do  “nguyên tắc hiển thị tâm lý” của ông ấy nhắc đến. Giống như một mặt gương, nếu như tâm hồn của bạn thật sự bị một người nhìn thấy, thì bạn sẽ yêu người đó. Khi mà bạn phát hiện, nếu như ánh mắt của người khác nhìn chúng ta nhất quán với nội tâm chân thật nhất sâu thẳm trong chúng ta, và bọn họ thông qua những lời nói và hành động của họ đối với chúng ta, thể hiện rằng họ hiểu được chúng ta, thì chúng ta sẽ có một loại cảm giác sâu sắc là bị “nhìn thấy”.

Lấy một ví dụ. Đầu tiên chúng ta giả dụ bạn có tâm lý tương đối trưởng thành và một nhận thức tương đối đúng đắn về bản thân, sau đó bạn cảm thấy bản thân lạc quan, hoạt bát vui vẻ, tràn đầy nhiệt huyết với cuộc sống, bạn là một người dũng cảm và rất tự tin. Lúc này bạn gặp một người bi quan, khép kín, không nhiệt huyết và cũng không tự tin. Anh ta sẽ coi sự tự tin của bạn như một dạng công kích, và đối với những lời bạn nói, những việc bạn làm anh ta đều hoài nghi bạn, luôn cảm thấy bạn muốn thao túng anh ta, thì lúc này bạn có cảm nhận như thế nào? Có thể bạn sẽ cảm thấy nghi hoặc, bối rối và hiểu lầm một cách sâu sắc và không được giải thích. Đổi sang một tình huống khác, khi bạn vô cùng tự tin thể hiện bản thân, sau đó một người khác ngay lập tức hiểu sự tự tin và bình tĩnh của bạn, khi đối diện với bạn thì nở nụ cười, thì anh ta cho bạn cảm nhận như thế nào? Bạn sẽ cảm thấy bản thân mình bị anh ta “nhìn thấy” rồi. Đây, chính là cảm giác bị nhìn thấy mà chúng ta nói đến.

Còn một nguyên nhân quan trọng khác khiến chúng ta yêu: Thông qua yêu bạn, tôi nhìn thấy được chính mình

Khi chúng ta gặp một người nghĩ những gì mà chúng ta nghĩ, phát hiện ra những gì mà chúng ta phát hiện, quý trọng những gì mà chúng ta quý trọng, cách phản ứng trong những tình huống khác nhau cũng giống chúng ta, chúng ta sẽ không chỉ trải nghiệm cảm giác thân thiết một cách mạnh mẽ, mà chúng ta cũng sẽ cảm giác được rằng thông qua người này, chúng ta nhìn thấy bản thân mình. Khi bạn phát hiện ra tất cả những định nghĩa về niềm tin, giá trị, phẩm chất, đặc điểm và hành vi xác định của bạn biểu thi ở trên một người khác, bạn sẽ có cảm giác nhận ra “bản thân’ trên người cô ấy. Đây là lý do vì sao chúng ta luôn tìm kiếm những người có bản chất tương tự với bản thân mình (Chúng ta nói về sự hấp dẫn và bổ sung lẫn nhau ở phần sau)

Tôi lại đưa ra một ví dụ khác, giả sử bạn là một người có lòng tự trọng cao, bạn cảm thấy mỗi người đếu có những tiềm năng vô hạn, bạn cảm thấy cuộc sống của mình đầy ắp những khả năng vô hạn, và cảm thấy rằng thế giới này sẽ tạo ra người  đáp lại sự nỗ lực và tài năng thiên bẩm của bạn. Khi bạn gặp một người cũng giống như bạn tin rằng thế giới này cũng sẽ đáp lại tất cả sự nỗ lực, tài năng thiên phú, sự tự tin và những khả năng vô hạn của cô ấy, bạn sẽ có một loại tận hưởng từ sâu trong đáy lòng, và mỗi nhất cử nhất động của cô ấy đều sẽ nhắc nhở chính bạn rằng: Những thứ ở trên người cô ấy, đều là những gì bạn trân trọng nhất thuộc về bạn.

3. Tầm nhìn tâm lý (psychological visibility) khám phá bản thân

Trên thực tế thì tầm nhìn tâm lý luôn có một vấn đề về mức độ. Từ thời thơ ấu của chúng ta thì chúng ta đã dần dần hiểu rõ bản thân hơn thông qua việc tương tác với người khác. Mọi đứa trẻ đều ít nhiều bị “nhìn thấy” trong gia đình, bởi vì những đứa trẻ không được nhìn thấy thì căn bản là không có cách nào sống sót. Nhưng lại có vô số đứa trẻ cảm thấy không an toàn hoặc không đủ trong các mối quan hệ thân thiết sau người lớn vì chúng không được nhìn thấy trong gia đình.

Tầm nhìn tâm lý thực sự mở ra cánh cửa để chúng ta tự khám phá bản thân. Chúng ta tiếp tục đào sâu hiểu biết về bản thân trong các tương tác khác nhau với những người khác, nhưng không gì có thể nâng cao sự hiểu biết về bản thân hơn là mối quan hệ thân thiết. Trong một mối quan hệ thân thiết, nơi chúng ta thật sự được nhìn thấy, chúng ta sẽ liên tục thấy chính mình mà trước đây chúng ta chưa hề nhận ra, hoặc là chưa từng xuất hiện, hoặc là những phiên bản bản thân chưa từng xuất hiện, những năng lực mà chúng ta chưa từng phát hiện, những tiềm năng mà chúng ta đã ẩn giấu, những đặc điểm tính cách mà chúng ta chưa bao giờ thể hiện rõ ràng, v.v

Ví dụ. Nếu người bạn đồng hành của bạn là một người tốt hơn họ cùng liên kết vời bạn về cơ thể và cảm xúc, vậy thì khi bạn ở bên cô ấy, bạn sẽ vô thức khám phá mối liên hệ cơ thể và cảm xúc của bạn; Ví dụ người bạn đồng hành của bạn là một người tự nhiên thể hiện đứa trẻ bên trong của họ và bạn là một người có đứa trẻ bên trong bị kìm nén, nếu như người đó nói với bạn: Anh yêu à, em nhìn thấy đứa trẻ trong trái tim anh, khuyến khích bạn thể hiện nó, thì rất có thể bạn sẽ thể hiện ra đứa trẻ luôn bị kìm nén bên trong mình.

Một trong những điều đẹp nhất trong một mối quan hệ thân mật trưởng thành là khi bạn đang nghi ngờ chính mình, thì người bạn đồng hành của bạn nói với bạn rằng: Tình yêu à, đừng giả vờ là anh không biết rằng anh có thể làm được, xin anh hãy là chính mình!

Tôi nhớ khi tôi mới học bơi, mỗi lần bơi 2000 mét là một điều rất khó khăn với tôi, nhưng mà trong lúc tôi đang nghi ngờ về bản thân mình thì có một anh bạn đồng nghiệp đã nói với tôi rằng; “Joy, đừng giả vờ là cậu không không thể làm được, tôi biết là cậu làm được mà.” Khoảnh khắc đó anh ấy đã nhìn thấy được điều mà tôi không nhìn thấy ở bản thân mình, tôi phát hiện rằng tôi có thể. Ngay lúc đó, tôi đã bị nhìn thấy rồi.

Trong khi yêu bạn, tôi gặp được chính mình


Đây là lý do quan trọng giải thích tại sao chúng ta sẽ yêu một người khác trong một thời gian dài và luôn yêu người này.

Vì trong mắt anh, em đã nhìn thấy chính mình;

Vì ở bên anh, em nhìn thấy hình bóng của chính mình;

Vì anh thật sự nhìn thấy em, và tiếp tục để em khám phá một con người mới của chính mình;

Em yêu anh, bởi vì trong mắt anh, em thật su tìm thấy cảm giác bản thân tồn tại ở thế giới này;

Trong lúc yêu anh, em đã gặp được chính mình.

© 版权声明
THE END
Hãy GỬI TẶNG tác giả 1 LIKE nếu bạn thấy thích bài viết này nhé ^^!
点赞0 分享
Bình luận 抢沙发
头像
Hoan nghênh bạn để lại 1 bình luận có giá trị!
提交
头像

昵称

取消
昵称表情代码图片

    暂无评论内容