Cất lên tiếng nói từ chính trái tim mình : lựa chọn sự khôn ngoan và lòng dũng cảm (Part I)

Có bao giờ bạn cảm thấy khó khăn trong việc tự mình lên tiếng trước những vấn đề trong cuộc sống? Có bao giờ bạn cảm thấy sợ hãi trước những gì có thể xảy ra nếu bạn nói ra sự thật về những gì mình đang cảm nhận?

Nếu trong cuộc sống hằng ngày bạn đã từng phải gặp gỡ hay giao tiếp với quá nhiều kẻ độc hại, đến một thời điểm nào đó, có thể bạn sẽ cho rằng trước những việc quan trọng với mình, bạn tốt nhất là nên im lặng. 

Lối nghĩ này có thể xem như một cách thích ứng trong vài trường hợp, nhưng nếu vẫn tiếp diễn trong hầu hết mọi tình huống thì lại không còn là “thích ứng” nữa.

Liệu bạn đã sẵn sàng để phá vỡ thói quen im lặng của chính mình chưa?

Xác định xem : lên tiếng hay im lặng, lựa chọn nào là khôn ngoan

Nếu bạn, cũng giống như mình, có xu hướng dồn nén cảm xúc của bản thân để tránh khỏi xung đột hoặc tránh khỏi rắc rối, thì đó là dấu hiệu rất rõ ràng – bạn cần phải lên tiếng, nhiều hơn 🙂

Một người bạn khá thông minh của mình đã đưa ra bình luận về một bài viết mà mình đã từng chia sẻ về chủ đề này :

Thời gian, đối tượng lắng nghe (thính giả), phương thức truyền đạt và sự thật.

Khi bạn xác định được vấn đề bạn đang cần lên tiếng, hãy “lọc” vấn đề ấy qua các bộ filter sau :

1. Thời điểm hiện tại liệu có phù hợp không?

图片[1]-Cất lên tiếng nói từ chính trái tim mình : lựa chọn sự khôn ngoan và lòng dũng cảm (Part I)-Weibo24h.com
图片[2]-Cất lên tiếng nói từ chính trái tim mình : lựa chọn sự khôn ngoan và lòng dũng cảm (Part I)-Weibo24h.com
图片[3]-Cất lên tiếng nói từ chính trái tim mình : lựa chọn sự khôn ngoan và lòng dũng cảm (Part I)-Weibo24h.com
图片[4]-Cất lên tiếng nói từ chính trái tim mình : lựa chọn sự khôn ngoan và lòng dũng cảm (Part I)-Weibo24h.com

Liệu có đủ thời gian để các bạn thảo luận, phân tích và trao đổi tường tận vấn đề? Đối tượng mà bạn đang muốn truyền tải đến có thật lòng dành sự quan tâm, chú ý đến vấn đề bạn đang nói? Họ có đang trong tâm trạng muốn nghe không? Còn bạn thì sao, tâm trạng của bạn như thế nào?

2. Đối tượng ở trước mặt bạn, liệu sẽ sẵn lòng lắng nghe chứ?

243535296_2913522652230527_759943091345820730_n

Hãy “nhận dạng” thính giả một xíu nha. Mình mong rằng hầu hết những mối quan hệ trong cuộc đời của bạn, đều là những người sẵn sàng lắng nghe và quan tâm đến những gì bạn muốn chia sẻ. 

Nếu không?

Vứt các mối quan hệ đó đi và tìm người mới 🙂

Hoặc đối khi những đối tượng “khó nhằn” trong cuộc đời bạn lại là những người mà bạn có muốn “vứt” cũng không thể. Có thể là một đại boss vô cùng thiếu tế nhị hoặc một thành viên trong gia đình thì sao?

Những người này có thể là minh chứng rõ nhất, không chỉ một mà rất nhiều lần việc họ sẽ không lắng nghe bạn, và cũng chẳng mảy may để tâm. Vậy thì giao thiệp và thể hiện bản thân với họ vừa phí thời gian, lại vừa phí cảm xúc và chất xám.  Trừ những trường hợp không còn lựa chọn nào khác, tiết kiệm năng lượng cảm xúc và quỹ thời gian của bạn là việc nên làm.

3. Lên tiếng bằng cách nào để có thể thuận tai và đi vào lòng người khác?

图片[5]-Cất lên tiếng nói từ chính trái tim mình : lựa chọn sự khôn ngoan và lòng dũng cảm (Part I)-Weibo24h.com
图片[6]-Cất lên tiếng nói từ chính trái tim mình : lựa chọn sự khôn ngoan và lòng dũng cảm (Part I)-Weibo24h.com
图片[7]-Cất lên tiếng nói từ chính trái tim mình : lựa chọn sự khôn ngoan và lòng dũng cảm (Part I)-Weibo24h.com
图片[8]-Cất lên tiếng nói từ chính trái tim mình : lựa chọn sự khôn ngoan và lòng dũng cảm (Part I)-Weibo24h.com

Giọng nói và phương thức truyền đạt, như đã nói ở trên, chính là yếu tố tiên quyết. Nếu bạn là một người thiên về cảm xúc hay dễ xúc động, tốt nhất nên đợi một khoảng thời gian ngắn nếu lúc tranh luận bạn cảm thấy quá khích nhé. Nếu trong một cuộc trò chuyện mà bạn bắt đầu cảm thấy khó chịu, hãy đợi đến khi tâm trí bạn trở nên bình tĩnh hơn. 

Thật ra mình cũng đang rèn luyện kỹ năng trao đồi một cách tĩnh tâm và thận trọng – ngay cả trong những thời điểm mình thật sự tức giận, hay thất vọng về một vấn đề nào đó.

Trong những cuộc trò chuyện hay cãi vã căng thẳng, có thể bạn sẽ vô tình nói ra những sự thật nào đó – đây cũng được tính là điều tốt, ít nhất là đối với bản thân mình, một người trước giờ vẫn luôn thà vứt bỏ luôn mối quan hệ còn hơn tìm cách trao đổi. 🙁 Vậy nên lý tưởng nhất có lẽ vẫn là giải quyết khi cảm xúc bình tĩnh hơn. Hãy cố gắng luyện tập và kiểm soát giọng nói cũng như cách biểu đạt để có thể được lắng nghe, tôn trọng và đón nhận nhiều hơn nhé.

© 版权声明
THE END
Hãy GỬI TẶNG tác giả 1 LIKE nếu bạn thấy thích bài viết này nhé ^^!
点赞0 分享
Bình luận 抢沙发
头像
Hoan nghênh bạn để lại 1 bình luận có giá trị!
提交
头像

昵称

取消
昵称表情代码图片

    暂无评论内容