Không đọc sách, không nỗ lực, bạn cần thanh xuân để làm gì?【 phần 2】

Ngày nay, một số bạn trong lớp chỉ cần nghe nói về việc học hành hay bài tập nhiều là mặt biến sắc, trốn tránh vì sợ hãi.

Một nhóm các cô gái không biết võ tụ tập lại với nhau, gọi nhau là tỷ muội, nghĩ rằng có tỷ muội là đã có cả thế giới. Họ ngồi lại với nhau nói về đồ ăn ngon, quần áo, mỹ phẩm, mua sắm trực tuyến, WeChat, Weibo và các bộ phim truyền hình Hàn Quốc;

Còn một đám con trai nhàn rỗi tụ tập lại với nhau, gọi nhau là huynh đệ, nghĩ rằng có huynh đệ là đã có cả thiên hạ. Họ cùng nhau trốn học, hút thuốc, chơi bài xì phé, chơi game, xem phim giả tưởng và thậm chí là hẹn đánh nhau … tưởng rằng điên rồ như này mới là tuổi trẻ mà họ nên có. 

Họ coi thường những học sinh giỏi không biết trang điểm, ăn mặc, suốt ngày chỉ biết đọc sách. Họ còn mắng những sinh viên giỏi đó là mọt sách, gọi họ là ngu ngốc, chỉ biết học. Mà họ không biết rằng sau hai ba năm, học sinh giỏi sẽ lên 211, 985, thậm chí cả Đại học Thanh Hoa và Bắc Kinh, nhưng còn họ – những học sinh chỉ lo chơi này sẽ phải cân nhắc đến việc học lại, hoặc theo học các trường cao đẳng nghề thậm chí còn phải cân nhắc xem có nên đi về phía Nam để làm mướn hay không.

Một số người có thể nói, học tập có ích lợi gì, bây giờ nhiều người không học đại học cũng sống rất tốt. Thực tế là bạn đã quên một từ, từ này được gọi là tỷ lệ. Và những người chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong số những người thành công mà không cần học tập, đó là họ có một số tố chất để thành công, nhưng bạn có nó không?

Những học sinh không muốn học, đều sẽ tìm một trường hợp có thể thành công mà không cần đọc sách như một niềm an ủi tâm lý cuối cùng cho sự ham mê của mình. Tôi rất tiếc phải nói với bạn rằng đây là Trung Quốc sau hơn 30 năm cải cách và mở cửa, không có cái gọi là phép màu nữa đâu.Càng sẽ không có trường hợp tố chất thấp, tranh thủ kẽ hở chính sách mà có thể làm giàu sau một đêm nữa đâu.Ở thời đại này chỉ có ai thắng được sống, ai thua sẽ bị đào thải. Và ở đây cũng chỉ thích hợp cho người giỏi sinh sống.

Thanh xuân đương nhiên có thể nổi loạn và điên cuồng, nhưng một vài năm buông thả có thể khiến cả đời trở nên hèn mọn và thấp kém!

Dưới đây là một cuộc đối thoại kinh điển giữa cha và con, cho chúng ta biết sự khác biệt lớn giữa việc học chăm chỉ và không học là như nào:

Không lâu sau khi cậu con trai đi học, cậu hỏi người cha nông dân “tại sao con lại phải đi học”. Cha cậu trả lời: “ cây nhỏ 1 năm tuổi thì chỉ có thể làm hàng rào hoặc làm củi đốt. Cây 10 năm tuổi có thể dùng làm xà gồ. Cây 20 tuổi rất hữu dụng, có thể làm dầm, cột nhà, đóng bàn ghế. Một đứa trẻ nếu không đi học thì 7 tuổi có thể chăn cừu, khi lớn lên có thể chăn cả đàn cừu, nhưng ngoài chăn cừu lại không thể làm gì khác.

Tốt nghiệp tiểu học thì có thể sử dụng một số kỹ thuật mới để trồng trọt ở nông thôn,còn ở thành phố có thể làm công trường xây dựng, làm bảo vệ, cũng có thể buôn bán nhỏ, bán hàng rong. Nếu tốt nghiệp trung học cơ sở thì có thể học một thứ gì đó Vận hành máy móc; nếu tốt nghiệp trung học phổ thông thì có thể học sửa chữa nhiều máy móc; nếu tốt nghiệp đại học thì có thể thiết kế nhà cao tầng, cầu đường sắt; nếu anh ấy tốt nghiệp thạc sĩ, anh ấy có thể phát minh và tạo ra thứ mà trước đây chúng ta không có. Con hiểu chưa?”

Đứa con trả lời hiểu rồi.

Người cha lại hỏi: Việc chăn cừu, làm ruộng, làm bác bảo vệ có xấu hổ không? Đứa con trai nói điều đó thật xấu hổ.

Người cha nói: Con trai, không xấu hổ. Họ không ăn trộm, không cướp giật, họ làm việc để kiếm tiền, nuôi con cái và cha mẹ, không xấu hổ chút nào cả.

Không phải là không đi học, hay đi học ít là vô dụng. Nó giống như một cây nhỏ một năm tuổi, nó có ích, nhưng không hữu ích bằng một cây lớn. Không đọc sách hay đọc sách ít cũng có ích, nhưng họ đóng góp cho xã hội ít hơn, họ kiếm được ít tiền hơn. Đọc nhiều hơn, tiêu tiền cũng nhiều hơn, tốn nhiều thời gian hơn, nhưng đóng góp được nhiều, kiếm được tiền cũng nhiều hơn nên địa vị cao hơn.

Cuộc trò chuyện đó đã để lại ấn tượng sâu sắc cho con trai anh, từ đó trong học tập đứa trẻ đưa ra lựa chọn tốt nhất mà không phải do bị đe dọa, hay dụ dỗ.

© 版权声明
THE END
Hãy GỬI TẶNG tác giả 1 LIKE nếu bạn thấy thích bài viết này nhé ^^!
点赞0 分享
Bình luận 抢沙发
头像
Hoan nghênh bạn để lại 1 bình luận có giá trị!
提交
头像

昵称

取消
昵称表情代码图片

    暂无评论内容