Quản bản thân, trị người khác! (1/2)

QUẢN BẢN THÂN, TRỊ NGƯỜI KHÁC

Học xong cấp 3, khi bản thân không có gì đặc biệt (tức không có năng khiếu gì nổi trội để vào các trường chuyên môn cao như âm nhạc, múa, điện ảnh, kiến trúc, văn hoá nghệ thuật, thể thao, y tế, giáo dục,…), mà cũng ngại học khó, học sinh thường chọn quản trị kinh doanh (QTKD), với niềm tin ngây thơ rằng học ra sẽ làm giàu được, làm chủ được. Mình đi theo chân một buổi hướng nghiệp ở một trường cấp 3 nổi tiếng, tham dự buổi hướng nghiệp ngoài giáo sư các ĐH, còn có mặt các nhà khoa học và các doanh nhân, để các góc nhìn của họ khách quan. Và sau đây là một số đúc kết.

1. Ai nên học QTKD?

Nếu là người vô cùng sâu sắc trong nhận thức, có khả năng học toán, triết và logic cực giỏi, có khả năng hùng biện và viết lách, có khả tổ chức sắp xếp và hướng dẫn người khác(1). Nếu có đầu óc phóng khoáng, cởi mở, cầu tiến; có chí khí cao ngất,không ủy mị tình cảm, nhưng cũng không khô khan thực dụng: chịu chơi, chơi đẹp, hào sảng, nghĩ lớn: tháo vát, biết quán xuyến từ nhỏ, tính cách độc lập, có cá tính(2). Sở hữu tính quyết đoán mạnh mẽ, nói phát làm ngay, đi ngay, sẵn sàng buông bỏ cái cũ ngay, ưa mạo hiểm, chịu rủi ro, không bị tâm lý chắc ăn nhược tiểu(3). Đầy đủ (1)+(2)+(3)=> NÊN HỌC.

Để học QTKD thành công, bạn trẻ phải dấn thân TRẢI NGHIỆM, hiểu rõ chữ DẤN THÂN. Phải chấp nhận làm mọi thứ từ lau dọn toilet đến lao công, đến bưng bê, tài xế, công nhân, PHẢI làm thêm để kiếm tiền đi học. Sinh viên quản trị mà xin tiền cha mẹ thì xong, hết phim. Những tháng ngày làm thêm rèn cho họ cái thông minh đường phố (street smart), để có thể DĨ BẤT BIẾN ỨNG VẠN BIẾN với đủ loại người, hạng người. Và tập tính thích nghi. Thả ở đâu cũng sống được. Ăn cái gì, ngủ ở đâu cũng được.

Làm chân tay nhưng chỉ là tạm thời. Họ làm việc với cái đầu nên làm rất tốt. Trong quá trình làm, họ sẽ nghĩ ra, cải tiến cách làm sao cho nhanh hơn, đẹp hơn, hiệu quả hơn, ít tốn năng lượng hơn. Rồi họ đi lên từ từ, vì lãnh đạo phải từ cấp thấp nhất đi lên mới lãnh đạo giỏi. Họ hiểu được tâm tư nguyện vọng của từng vị trí, từng nhân viên, vì họ cũng đã từng. Dù có học ngành khác, họ cũng tự mày mò rút kết kinh nghiệm quản trị, và dần thành quản lý. Dù bỏ học vẫn làm chủ, làm sếp. HỌ SINH RA ĐỂ QUẢN CÔNG VIỆC VÀ TRỊ NGƯỜI KHÁC.

2. Ai không nên học QTKD?

Con nhà “chỉ ngồi vào bàn học, giải đề thi, luyện đề, bạn thân là máy tính, ipad”, vừa hết cấp 3 xong, cắp cặp đi học QTKD: không nên. Hàng tháng mẹ cho 3 triệu xài thì làm sao hiểu được “quản trị tài chính”, “dòng lưu kim lưu vốn”. Bạn bè toàn tự sướng facebook thì hiểu gì về “quản trị nguồn nhân lực”. Chưa lao động chân tay bao giờ thì sơ đồ Gantt trong môn Quản trị sản xuất là cái gì đó vớ vẩn. Tháng nhận từ mẹ 5 triệu nhưng mới nửa tháng phải bịa ra lý do để xin thêm tiền, thì ngồi đó mà phân tích điểm hoà vốn. 18 tuổi trở lên rồi mà còn phụ thuộc cha mẹ, có nghĩa là “QUẢN” bản thân chưa xong, thì không thể “TRỊ” người khác. Học xong chữ nghĩa trả hết, không nhớ vì không hiểu.

Có 1 bạn con nhà giàu, học xong cấp 3, xong học QTKD rồi về thay cha mẹ quản lý nhà máy, không hiểu vì sao anh tài xế hôm đó mặt mũi buồn bã vừa lái xe vừa đạp thắng (phanh) miết để mình ói mật vàng trên mật xanh. Có lần bạn xuống xưởng hỏi “chời ơi, nhiệt độ nóng vậy mà anh chị ngồi đạp máy may cả ngày hay vậy, để em lắp máy lạnh cho mát nha”. Công nhân vui vẻ hớn hở, nhưng tiền điện tăng làm giá thành cái áo cái quần tăng lên, không xuất khẩu được nữa, tháng sau thì mất việc, nhà máy đóng cửa còn bạn thì xin tiền cha mẹ đi du học thạc sĩ.

Continued…
#Tonybuoisang
© 版权声明
THE END
Hãy GỬI TẶNG tác giả 1 LIKE nếu bạn thấy thích bài viết này nhé ^^!
点赞0 分享
Bình luận 抢沙发
头像
Hoan nghênh bạn để lại 1 bình luận có giá trị!
提交
头像

昵称

取消
昵称表情代码图片

    暂无评论内容