Đứa trẻ không cười

Đứa tr không cười

  Không biết các bạn có để ý không, rằng nụ cười trên đôi môi của trẻ em ngày nay càng ngày càng ít đi. Thậm chí có những đứa trẻ bị ngoại lực tác động, gây tổn thương tâm lý dẫn đến việc chúng mắc chứng tự kỷ. Mà một phần nguyên nhân chính lại đến từ chính bố mẹ chúng.

  Các bạn hỏi tại sao tôi lại muốn chia sẻ điều này với các bạn ư? 

  Nguyên nhân rất đơn giản, vì mỗi ngày tôi đều chứng kiến những sự việc tương tự lặp đi lặp lại từ chính người thân của mình. 

  Con trai của cô tôi cách tôi 12 tuổi, chị em tôi cách nhau đúng một Giáp. Thằng em tôi lớn lên trong một gia đình đơn thân, cũng chính vì thế mà cô tôi luôn vùi đầu vào việc kiếm tiền để nuôi nó và tiết kiệm 1 phần tiền cho anh trai sinh đôi của nó-đứa hiện đang ở với bố. Vậy nên cô cũng chẳng có nhiều thời gian để quan sát tính cách của con mình.

  Thằng em tôi được ông bà nội tôi chăm từ khi còn bé xíu, mà nó lại là đứa cháu trai duy nhất trong nhà nên ông bà cũng chiều nó lắm cơ. Nhưng mọi người cũng biết đấy, trẻ con khi được chiều thì rất dễ sinh hư. Và thằng em tôi không biết đã hư từ khi nào rồi. Cho đến khi cô tôi nhận ra tính cách và hành vi của nó thì có vẻ hơi muộn, theo mẹ tôi là vậy. Mẹ tôi nói rằng ngày xưa tôi cũng ở với ông bà, được ông bà chăm bẵm và cũng suýt bị chiều hư như nó nếu như bố mẹ tôi không kịp thời nhận ra và “kéo” về để “kèm cặp”. Lúc đó tôi mới lớp một, còn giờ thì thằng em tôi thì lớp ba. Vì vậy nên rất khó để uốn nắn một đứa trẻ đã định hình được cuộc sống, đã có nhận thức của riêng mình với thế giới này. 

  Hiện tại thì cô tôi cũng bắt đầu quy trình như mẹ tôi ngày xưa: “kéo về” và “kèm cặp”. Thế nhưng, mỗi đứa trẻ lại có một tính cách khác nhau, đồng nghĩa với mỗi đứa trẻ sẽ phải có cách dạy riêng. Thế nhưng, làm thế nào để tìm ra đúng cách dạy dỗ con mình đây? Tôi dám cá, không phải ai cũng tìm ra được. Bởi vậy nên mới nói “Ai cũng có thể làm bố mẹ, nhưng không phải ai cũng có thể làm tốt chức trách và bổn phận của người làm bố mẹ”, nếu không thì đối tượng thanh thiếu niên cũng chẳng có tỷ lệ phạm tội cao đến thế. 

  Tôi vẫn nhớ rõ tuổi thơ của mình lớn lên với những trận đòn roi của bố mẹ, còn em gái thì gần như là không mấy khi. Nhưng cũng phải cảm ơn những trận đòn roi đó, nếu không có khi hiện tại tôi đang ngồi bóc lịch, đếm số ở đồn công an nào đó cũng nên. Còn thằng em tôi ấy mà, thi thoảng nó cũng bị ăn đòn đấy, nhưng ông bà và mẹ nó luôn ý thức rằng nó có bệnh tim bẩm sinh, nên lúc nào cũng chỉ đánh nó cũng chỉ đánh cho có lệ, để nó biết nếu lần sau còn hư thì sẽ bị ăn đòn ngay. Nhưng bọn con trai thì đâu phải đứa nào cũng ngoan hiền như bọn con gái, chúng nó ăn đòn nhiều thì lì đòn, chẳng sợ nữa. Vậy nên thằng em tôi mỗi lần ăn đòn đều gào rống lên khóc lóc xin tha, nhưng lần sau nó vẫn tiếp tục phạm sai, tiếp tục bị ăn đòn, tiếp tục xin tha. Cái vòng tuần hoàn này cứ lặp lại liên tục thế đến tận tuần trước.

  Chắc các bạn khá thắc mắc về phần tiêu đề, tại sao tôi lại đặt tên như thế. Cũng chính vì lý do sau đây. Mấy hôm trước, tầm đầu tuần, cô tôi bắt đầu thực hiện phương pháp dạy con của riêng mình, sau khi nhận được sự đánh giá và lời khuyên của mẹ tôi và tôi về nó. Tôi không lắm chuyện khi hai mẹ con cô tôi ở riêng với nhau đã làm gì, nói gì ra sao. Nhưng những thứ diễn ra trước mắt khiến tôi nhận ra một điều: thằng em tôi nó đang ngày càng có xu hướng tự ti và có thể nó đang cố giấu diếm rất nhiều biểu hiện của một đứa trẻ hư đang hình thành trong nó. 

  Đầu tiên, để tôi nói về sự tự ti mà tôi cảm nhận được. Tối hôm kia nó có nhờ tôi dạy gấp con ếch cho môn học thủ công trên lớp. Việc trẻ con nhờ người lớn chỉ bài tập cho không phải hiếm lạ gì, nhưng với những đứa trẻ đang ở độ tuổi tò mò khám phá, tiếp thu cái mới thì chúng rất dễ sản sinh ra tâm lý dựa dẫm, phụ thuộc. Thằng em tôi phụ thuộc quá nhiều vào mẹ nó. Không có “mệnh lệnh” thì không học, không có “mệnh lệnh” thì không làm bài tập, không có “mệnh lệnh” thì chỉ biết ngồi im nhìn trời nhìn đất nhìn mây. Nhận ra điều đó nên mỗi lần tôi và em tôi dạy nó, đều sẽ cố gắng khơi gợi, dẫn dắt để bản thân nó tự tìm ra đáp án, cách giải cho bài tập của mình. Thế nhưng, tâm lý phụ thuộc đã bám sâu cái rễ của nó trong đầu thằng em tôi, nên thằng bé không hề hiểu những gì chúng tôi muốn dẫn dắt nó. Tất nhiên, theo quan điểm cá nhân của tôi thì một phần lý do cũng là ở sự cải cách sách giáo khoa của Bộ Giáo dục. Kiến thức hiện tại mà thầy cô muốn “nhồi” cho những mầm non tương lai, thứ mà ta nghĩ là cần thiết và tốt cho trẻ nhỏ đang bị quá tải với những gì chúng có thể tiếp thu.

  Trở lại với câu chuyện của thằng em tôi. Trong lúc tôi bắt nó tháo tung cái con ếch tôi và nó vừa cùng nhau gập ra để gập lại từ đầu và gặp thêm một con mới đẹp hơn để nộp cho cô giáo, thì nó vô tình làm đổ cái bình nước mà tôi đăng đặt trên bàn. Ngay lập tức, hành động đầu tiên của nó là liếc tôi và co người lại nói “Em xin lỗi chị”. Lúc đó tôi khá bực vì cái sự tư duy chậm chạp và dựa dẫm vào người khác của nó đấy, nhưng tôi rất bình tĩnh mà nói “Mày không cần xin lỗi, đổ thì nhặt lên, lần sau chú ý, không cần cứ hở ra là xin lỗi” và ngay sau đó, để nó có thể dễ hiểu hơn, tôi đã nói thêm một câu mà tôi nghĩ đứa trẻ nào cũng hiểu “Giống như việc xe ô tô đâm chết người, họ không thể xin lỗi và được cảnh sát tha đâu, nên đừng lúc nào cũng xin lỗi mà hãy cẩn thận”. Sau đó thì nó cũng rụt rè vâng dạ và tiếp tục ngồi loay hoay với tờ giấy thủ công với đầy nếp gấp nhăn nhó của con ếch xấu xí ban nãy. Có thể các bạn sẽ thấy tôi quá đáng khi bắt nó tháo tung cái con ếch ban nãy ra. Nhưng vì tôi quá hiểu nó, hiểu rằng nếu để nó cầm cái con ếch ban nãy về, chắc chắn nó sẽ chẳng ngại xấu, ngại nhàu nát mà nộp ngay cái thứ thành phẩm không phải dựa vào trí óc và sự khéo léo của mình để nộp cho cô giáo. Kết quả là hôm sau, tôi nghe được mẹ tôi kể, nó bảo với mẹ nó rằng tôi không muốn dạy nó học nên đuổi nó về. Lúc đó tôi và mẹ tôi có ngồi trao đổi với nhau, và câu nói của mẹ khiến tôi đột nhiên thấy thông cảm cho nó biết bao nhiêu. Trước đó tôi vẫn chỉ nghĩ nó là cái thằng khó bảo, phải dùng biện pháp cứng rắn chứ không thể cứ chiều mãi được. Nhưng mẹ tôi nói “Mày có thấy từ hôm đầu tuần nó ở với mẹ nó đến giờ, nó đã cười vui vẻ thật sự một lần nào chưa?”

  Đúng như mẹ tôi nói, ít nhất là lúc tôi nhìn thấy nó ở cùng với ông bà, lúc tôi nói đùa với nó, nó chẳng hề dám cười nhỏ như trước nữa. Mẹ tôi nói đó là biểu hiện của một đứa trẻ đang bị tổn thương tâm lý. Dù mẹ tôi không phải chuyên gia hay bác sỹ về tâm lý, nhưng tôi phải công nhận cách mẹ tôi nhìn nhận mọi thứ trên đời này chẳng kém bất cứ chuyên gia tâm lý nào cả. Có thể cách mà cô tôi đang dạy dỗ con mình đang quá bi quan, khiến một đứa trẻ đáng ra đang phải tuổi ăn tuổi chơi như nó chỉ biết vùi đầu vào trong đống bài tập mà nó chẳng hề hứng thú.

  Hành động làm sai lập tức rụt người xin lỗi, thể hiện đứa trẻ cảm thấy không an toàn, vậy nên chúng đang tự “bật cơ chế bảo vệ bản thân” với bạn. Nói dối không nhận trách nhiệm về mình vì sợ hãi và không dám thừa nhận sự yếu kém của bản thân, sợ hãi việc bị bố mẹ đánh mắng nên chúng muốn trở thành phiên bản tốt nhất trước mắt bố mẹ. Ít nhất thì lúc đó chúng cũng đã thoát được một “cơn thịnh nộ”. Thế nhưng, nếu như bố mẹ không kịp thời phát hiện ra những biểu hiện này của con trẻ thì sẽ mãi bị chúng lừa gạt. Cho đến khi chúng đã đủ lớn để tự đứng trên đôi chân của mình, chúng sẽ chẳng buồn che giấu những thứ chúng vẫn hằng sợ hãi nữa mà cứ thế bộc phát ra ngoài, trở thành những “phần tử nguy hiểm” trong miệng người đời.

  Tuy rằng, mong con thành tài là tâm lý chung của các bậc phụ huynh, thế nhưng hãy học cách hỗ trợ để con trẻ phát triển một cách tự nhiên nhất chứ đừng thúc ép trẻ nhỏ một cách quá sức. Giống như cô tôi, đa số những bà mẹ trẻ hiện nay đều có rất nhiều thiếu sót trong việc dạy trẻ. Thế nhưng, hãy đặt tâm lý khỏe mạnh của đứa trẻ lên hàng đầu, đừng quá vội vàng, nóng nảy, vì “Dưa hái xanh không ngọt”. Hãy học cách trở thành người bạn đáng tin cậy của con cái và cùng con trưởng thành hơn mỗi ngày.

(Bài viết được đăng bi Lyan và được đăng duy nht trên Weibo24h.com, vui lòng không sao chép và đăng ti các trang mng xã hi khác khi chưa nhn được s cho phép)

© 版权声明
THE END
Hãy GỬI TẶNG tác giả 1 LIKE nếu bạn thấy thích bài viết này nhé ^^!
点赞0 分享
pangzilianmeimei的头像-Weibo24h.com
Bình luận 抢沙发
头像
Hoan nghênh bạn để lại 1 bình luận có giá trị!
提交
头像

昵称

取消
昵称表情代码图片

    暂无评论内容